7 thói quen cơ thể của người thành công ai cũng nên áp dụng
Là vũ khí tối thượng trong giao tiếp, ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp bạn điều hướng cuộc hội thoại, chinh phục người đối diện và đạt được mục đích giao tiếp của mình.
Cơ thể có những ngôn ngữ riêng và đôi khi những ngôn ngữ này còn quan trọng hơn lời nói mà bạn nói ra. Điểm chung của rất nhiều người thành công là họ sử dụng ngôn ngữ cơ thể rất thông thạo qua những hành động tưởng chừng đơn giản nhất, đây cũng là một trong những vũ khí lợi hại họ sử dụng để khuất phục bất kì người nào.
Dưới đây là những thói quen, ngôn ngữ cơ thể của người thành công bạn nên học tập. Thống kê được thực hiện bởi Bright Side.
1. Ngồi thẳng lưng
Mỗi khi bạn ngồi trên ghế, thả lỏng người, đặt cùi trỏ tay lên bàn và rồi lấy tay che mặt... đó đều là những dấu hiệu của sự thiếu tôn trọng người đối diện và làm cho họ thấy rằng những thứ họ nói chẳng có chút giá trị nào với bạn.
Thay vào đó, hãy ngồi trên ghế với lưng thật thẳng, nó làm cho bạn có vẻ tự tin hơn, đây là dáng ngồi quyền lực. Nên nhớ rằng bạn càng chiếm nhiều diện tích khi ngồi, bạn trông càng thành đạt hơn thế nên đừng bao giờ thả lỏng người, nó làm cho bạn có dáng vẻ rất nhỏ bé và yếu đuối.
2. Nếu có sử dụng cử chỉ, hãy dùng nó cho đúng
Nếu như bạn lạm dụng các cử chỉ cơ thể, người khác sẽ nghĩ rằng bạn đang nói dối hoặc đang cố giấu diếm điều gì đó. Hãy sử dụng những động tác mở như xoè rộng tay, ngửa lòng bàn tay để cho người đối diện thấy rằng bạn không có gì giấu họ cả.
3. Mở cánh tay
Khi bạn khoanh tay, bạn tạo cho người khác một dấu hiệu rằng bạn đang không thoải mái và không hài lòng với bất kì thứ gì người kia nói. Kể cả cho dù bạn "chữa" lại điều này với nụ cười, cánh tay khoanh lại của bạn chẳng giúp ích gì trong cuộc trò chuyện này. Thay vào đó, hãy mở rộng cánh tay khi nói chuyện với người khác, cả bạn với người đó sẽ đều cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng hơn.
4. Đừng vuốt tóc trước mặt người khác
Nếu bạn là người thích chạm vào tóc của mình rồi nghịch với mái tóc hoặc sửa lại để tóc gọn gàng hơn khi nói chuyện với người khác, hãy dừng ngay hành động ấy lại. Điều này làm cho bạn có cảm giác bất an và thiếu sự chú ý. Nếu bạn cần sửa tóc, hãy xin phép người kia và làm chuyện đó ở một nơi khác, tập trung vào cuộc đối thoại và đừng nghịch tóc nữa!
5. Mỉm cười
Mặc dù cười mọi lúc mọi nơi không phải là điều hay, người khác sẽ nghĩ bạn có vấn đề về tâm lý. Thế nhưng, sử dụng nụ cười đúng lúc, đúng chỗ sẽ giúp bạn có được cái nhìn thiện cảm hơn từ người đối diện. Hãy chỉ mỉm cười với những thứ tích cực, người kia sẽ thấy bạn có khả năng kiểm soát vấn đề và quan trọng nhất là bạn quan tâm tới cuộc hội thoại, đừng lúc nào cũng giữ gương mặt cau có hay lúc nào cũng cười, hãy dùng từng thứ trong từng thời điểm.
6. Kết nối mắt
Đây có lẽ là ngôn ngữ cơ thể quan trọng nhất trong hội thoại. Nếu bạn có cái nhìn quá căng thẳng với người khác (khoảng cách mắt với mắt quá gần, biểu cảm mắt quá căng thẳng...) cuộc hội thoại sẽ đi theo hướng tiêu cực và bạn sẽ trở thành người soi mói dưới con mắt của người đối diện.
Thế nhưng, nếu như bạn tránh tiếp xúc mắt, đây là tín hiệu cho thấy bạn đang có điều gì đó muốn che giấu, hãy nhìn vào mắt người kia khi có những thứ quan trọng muốn nói. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, bạn có thể đảo hướng mắt sang nơi khác và chỉ nhìn khi nói điều quan trọng, cần tập trung.
7. Bắt tay
Bạn đã nhìn cách thủ tướng Ấn Độ bắt tay với hoàng tử William chưa? Một cái bắt tay lỏng lẻo thể hiện bản lĩnh thấp đồng thời là sự bất an trong giao tiếp, một cái bắt tay quá chặt có thể khiến người khác bị đau. Hãy giơ tay ra dứt khoát và có một cái bắt tay với lực nắm vừa đủ, không quá lỏng, không quá chặt để thể hiện sự hiếu khác, tự tin cũng như giúp cho bạn có được cái nhìn chuyên nghiệp hơn.