4 dấu hiệu chứng tỏ sếp là nguyên nhân chính khiến không khí làm việc căng thẳng, "độc hại" với mọi nhân viên

31/07/2017 19:44 PM | Kinh doanh

Theo những nhà nghiên cứu từ đại học Havard và Stanford, những căng thẳng khi làm việc với một người quản lý quá khắt khe ảnh hưởng xấu tới sức khỏe không kém gì tác động của thuốc lá lên những người hút thuốc thụ động.

Các khảo sát gần đây của Hiệp hội Tâm lý học Mỹ cho thấy, khoảng 75% người Mỹ đánh giá sếp - người quản lý trực tiếp chính là nguyên nhân gây căng thẳng và áp lực nhiều nhất trong công việc. 60% nhân viên được khảo sát thích có một người lãnh đạo mới, dễ chịu hơn là được tăng lương.

Các nhà nghiên cứu tới từ trường Kinh doanh Harvard và đại học Stanford đã tổng hợp và phân tích kết quả từ hơn 200 nghiên cứu khác nhau để có thể hiểu rõ hơn tác động của sự căng thẳng nơi công sở. Họ phát hiện ra rằng sự lo lắng về việc bị sa thải sẽ làm tăng nguy cơ về sức khỏe tới 50%. Trong khi, việc đảm nhận một công việc khắt khe, đòi hỏi kĩ năng sẽ khiến nguy cơ nhiễm các bệnh lý tăng 35%.

Vấn đề ở đây là bạn càng làm việc lâu cho một người cấp trên, bạn càng khó thuyết phục chính mình cất bước ra đi. Đó chính là lý do tại sao bạn cần phải nhận biết những dấu hiệu của một người sếp tồi sớm, trước khi bạn lún sâu hơn vào môi trường làm việc này và chẳng thể rời đi. Dưới đây là những dấu hiệu của một vị "sếp tồi" mà bạn cần lưu tâm:

Coi thường nhân viên

Đôi khi những người quản lý sẽ cần phải đưa ra những đánh giá về công việc mà bạn làm. Đôi khi những lời nhận xét đó không hề dễ nghe. Tuy nhiên, sẽ có những người quản không đưa ra bất cứ lời nhận xét xác đáng nào, họ tạo ra cảm giác rằng, họ đơn thuần thích thú với việc để bạn ngồi ở đó và coi bạn như một khán giả.

Ở một khía cạnh khác, mặc dù bạn không thích những người sếp không bao giờ đưa ra bất cứ một đánh giá nào, nhưng rõ ràng làm việc cho một người thích chỉ trích và đổ lỗi tệ hại hơn nhiều. Nếu đó là phong cách của người lãnh đạo của bạn, hãy nghĩ tới sức khỏe của mình mà chạy thật nhanh.

Thường xuyên giận dữ

4 dấu hiệu chứng tỏ sếp là nguyên nhân chính khiến không khí làm việc căng thẳng, độc hại với mọi nhân viên - Ảnh 1.

Như tất cả mọi người bình thường khác, những người lãnh đạo cũng phải trải qua những ngày “đen tối” và áp lực đôi khi sẽ khiến họ mất bình tĩnh. Tuy nhiên, việc này không nên xảy ra quá thường xuyên và biến nó thành việc thường ngày. Nếu như sếp của bạn thường xuyên nổi nóng bất cứ khi nào mọi việc không được xử lý chính xác như yêu cầu, bạn hãy cân nhắc việc tiếp tục ở lại.

Cho dù cơn thịnh nộ của sếp trực tiếp liên quan tới bạn, sếp của sếp hay chỉ đơn giản là từ những yếu tố khách quan khác, sự giận dữ sẽ tạo ra những cảm xúc tiêu cực ở nơi làm việc. Những người lãnh đạo hay nổi nóng khiến cho nhân viên trở nên nhút nhát và dè chừng, họ sẽ hạn chế chia sẻ và nói lên ý kiến sáng tạo bởi họ e ngại việc sẽ bị la mắng.

Nếu bạn nghe thấy sếp đang la mắng ở ngoài sảnh, thay vì nghĩ “chuyện gì đang xảy ra?” bạn lại tự nhủ "Ồ chuyện thường ngày ấy mà”, đó chính là lúc bạn cần tìm một chân trời mới.

Đưa ra những kỳ vọng phi lý

4 dấu hiệu chứng tỏ sếp là nguyên nhân chính khiến không khí làm việc căng thẳng, độc hại với mọi nhân viên - Ảnh 2.

Có một vài người quản lý nhìn nhận nhân viên của họ theo cách tương tự như học sinh nghĩ về giáo viên, nghĩa là họ chẳng hề có bất cứ khái niệm nào trong đầu ngoài công việc của chính mình. Họ không thể ngắt những suy nghĩ về công việc ra khỏi đầu để quan tâm đến gia đình, sở thích hay bất cứ thứ gì khác ngoài công việc.

Đây chính là những người sếp kỳ vọng bạn sẽ hi sinh thời gian để phục vụ cho công việc. Nếu bạn có cảm giác bạn sẽ làm thất vọng sếp mỗi khi bạn rời khỏi công sở, đó chính là dấu hiệu bạn đang chiến đấu trong một môi trường làm việc không tốt chút nào.

Họ là những ví dụ thất bại

Nếu được chọn một điều khiến phần lớn nhân viên đều phát điên ở nơi công sở, đó chính là một người lãnh đạo không biết diễn thuyết, không biết phát biểu, hay chính xác hơn không biết truyền cảm hứng. Các nhân viên dưới quyền họ sẽ rất khó để cảm thấy sự khích lệ hay chuyên tâm vào công việc khi mà người lãnh đạo không thể hiện đúng tầm như họ mong đợi.

Làm việc dưới quyền của một người lãnh đạo kém cỏi không chỉ khó chịu mà còn gây ra những vấn đề về thực sự với sức khỏe tinh thần và tâm lý của bạn. Vì vậy, nếu bạn rơi vào trường hợp này, hãy dừng việc tự nhủ với bản thân phải cố gắng chịu đựng. Thay vào đó, hãy tính toán một cách khách quan các thiệt hại mà bạn sẽ hứng chịu nếu ở lại môi trường này.

Theo Thu Hoài

Cùng chuyên mục
XEM