3 thói quen rất nhiều người Việt mắc đang từng ngày "bào mòn", làm hỏng dạ dày

29/06/2022 15:51 PM | Sống

Ăn uống khoa học là nền tảng cho sức khoẻ tốt. Việc ăn uống không tốt sẽ âm thầm phá hỏng dạ dày.

Ăn không đúng giờ gây hại sức khoẻ, ảnh minh hoạ.
Ăn không đúng giờ gây hại sức khoẻ, ảnh minh hoạ.

Ông cha ta vẫn có câu "bệnh từ miệng vào…". Câu nói này để nói mọi bệnh tật của con người phần nhiều là do ăn uống. Do vậy, việc ăn uống hợp lý và đúng khoa học sẽ là nền tảng cho một sức khỏe tốt.

Ăn không đúng giờ

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mọi người dường như đã bỏ quên "đồng hồ sinh học" của cơ thể khi ăn uống không đúng bữa.

Ví dụ, sáng có thể tranh thủ làm việc rồi đến 9h mới đi ăn, trưa ăn lúc đã quá 13 giờ, chiều đi tập thể dục đến tối muộn mới dùng cơm tối. Việc ăn không đúng bữa, ăn quá muộn đều gây ảnh hưởng tới hệ thống tiêu hoá.

PGS.TS.BS Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng – Tiết chế (Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM), cho hay trong lịch sử loài người có một số dạng chế độ ăn, như chế độ ăn chỉ có một bữa chính mỗi ngày hoặc nhịn ăn khoảng 14-16 giờ mỗi ngày... Chế độ ăn ngày 3 bữa được xem là phù hợp với lối sống hiện đại, đặc biệt là bữa sáng để chuẩn bị cho ngày làm việc mới.

Cơ thể của mỗi người sẽ thích ứng với cách ăn uống, lịch trình ăn uống trong ngày. Nếu bạn không có vấn đề khó chịu về đường tiêu hóa thì vẫn có thể tiếp tục áp dụng lịch trình ăn hiện tại. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng cho thấy rằng các bữa ăn chính nên được ăn càng sớm trong ngày sẽ càng có lợi cho sức khoẻ.

Xem tivi, điện thoại khi đang ăn

Theo PGS Lâm Vĩnh Niên, tập trung vào màn hình có thể khiến mất tập trung vào việc ăn uống, dẫn đến không chú ý đến lượng thực ăn đã ăn vào hoặc tốc độ ăn và bỏ qua tín hiệu no.

Ăn quá nhanh, nhai không kỹ có thể là gánh nặng khiến dạ dày và ruột phải hoạt động nặng nề cho quá trình tiêu hoá.

"Việc không chú ý đến lượng thức ăn, bỏ qua tín hiệu no dẫn đến ăn quá nhiều, gây thừa cân, béo phì, từ đó dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Hơn nữa, bữa ăn là dịp giao lưu giữa các thành viên, đặc biệt là trong gia đình; Việc tập trung vào màn hình có thể khiến tính kết nối giảm hoặc mất đi", PGS Lâm Vĩnh Niên phân tích.

Ăn quá no

Thói quen ăn uống quá nhiều trong một bữa ăn cũng ảnh hưởng tới dạ dày. PGS Lâm Vĩnh Niên cho hay khi bạn ăn, dạ dày sẽ căng giãn ra để chứa thức ăn. Nếu ăn quá nhiều, tạo áp lực nặng nề hơn cho dạ dày, gây khó chịu đường ruột khi thức ăn đi vào ruột non.

Trong ngắn hạn, ăn quá nhiều có thể gây khó chịu ở đường tiêu hoá, có thể gây trào ngược dạ dày thực quản. Lượng thức ăn nhiều cũng gây tăng đường huyết sau ăn hơn bình thường.

Một bữa ăn quá no trước khi đi ngủ có thể gây khó ngủ, do áp lực trong ổ bụng cũng như cơ thể phải tập trung cho việc tiêu hóa quá nhiều thức ăn.

3 thói quen rất nhiều người Việt mắc đang từng ngày bào mòn, làm hỏng dạ dày - Ảnh 1.

Ăn quá no không tốt cho sức khoẻ, ảnh minh hoạ.

"Về lâu dài, ăn quá nhiều trong một bữa ăn có thể dẫn đến thừa cân, tăng nguy cơ đái tháo đường type 2, kháng insulin, tăng mỡ máu... Việc ăn quá nhiều trong một bữa ăn là gánh nặng cho hệ thống tiêu hoá, đặc biệt là dạ dày", PGS Lâm Vĩnh Niên chia sẻ.

Để có bộ máy tiêu hóa khỏe mạnh, PGS Lâm Vĩnh Niên lưu ý mọi người một số vấn đề cơ bản sau:

Nếu bạn có vấn đề dạ dày và đường tiêu hoá, cần lưu ý: Hạn chế các thức ăn chiên xào (do có nhiều chất béo dẫn đến khó tiêu hoá); Thực phẩm cay, chua (do kích thích niêm mạc đường tiêu hoá); Ăn quá nhiều chất xơ (dẫn đến sinh hơi, đầy bụng, và ảnh hưởng tiêu hóa các chất dinh dưỡng)...

Theo bác sĩ Hà Hải Nam, Phó Trưởng khoa Ngoại Tiêu hóa (Bệnh viện K), người bị bệnh dạ dày nên chọn thực phẩm có tính chất bao bọc niêm mạc dạ dày như sữa, trứng, mật ong, nghệ... Một số thực phẩm có tác dụng thấm hút dịch axit như bánh ngọt, bánh quy, bánh mì...

- Nên bổ sung các loại quả màu đỏ, rau củ màu xanh đậm, ngũ cốc... là những thực phẩm giàu vitamin A, B, D, magie, sắt, kẽm.

- Hạn chế dùng các thực phẩm chứa nhiều axit béo như thịt nướng, thịt hun khói, các món xào, rán, quay hoặc thực phẩm chế biến công nghiệp, đóng gói sẵn như đồ hộp, thịt nguội;

- Không ăn các loại thức ăn bị nấm mốc như lạc mốc, đỗ đậu mốc; hạt bí, hạt dưa, hạt hướng dương bị mốc...;

- Không dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có gas...

- Nên ăn thành nhiều bữa, gồm cả bữa phụ từ sữa chua, hoa quả. Không ăn quá no, không để bụng quá đói.

- Cung cấp đủ nước trong ngày, tập thể dục nhẹ nhàng và ngủ đủ từ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày.

Theo Ngọc Minh

Cùng chuyên mục
XEM