Yếu tố tâm lý nào thúc đẩy hành động típ tiền của khách hàng?

28/12/2017 09:40 AM | Sống

Khái niệm về hành động típ tiền được sinh ra ở Anh và đã lan rộng ra khắp thế giới, nhưng tại sao một số người lại típ nhiều hơn người khác. Và tại sao văn hóa típ tiền lại không tồn tại ở một số quốc gia?

Tiền típ được cho là có nguồn gốc từ thế kỷ 16 tại Anh, khi khách nghỉ qua đêm ở đây để lại tiền cho người hầu của chủ nhà. Hành động típ tiền là một hiện tượng từ lâu đã thu hút các nhà kinh tế học: trả thêm tiền, kể cả khi chúng ta không bị bắt buộc theo pháp luật phải làm như vậy, dường như đi ngược lại lợi ích cá nhân của chính chúng ta.

Thói quen này đã lan rộng ra khắp thế giới. Nhưng bất cứ ai đã du lịch quốc tế đều biết rằng các ‘phong tục’ xoay quanh tiền típ – khi nào thì típ, bao nhiêu thì đủ, cho ai và tại sao – tùy vào địa điểm mà khác nhau. Ở Mỹ, tiền típ điển hình cho một bồi bàn ở nhà hàng là 15 – 25% giá trị hóa đơn; ở Brazil là 10%, và con số này ở Thụy Điển là 5 – 10%.

Tuy nhiên, tại các quốc gia khác như Nhật Bản, típ tiền lại bị coi là một điều cấm kỵ, đôi khi có thể dẫn đến sự nhầm lẫn về việc ai đã để lại tiền và lý do tại sao.

Theo Michel Lynn, giáo sư về quản lý thực phẩm và nước giải khát tại trường Đại học Cornell đồng thời là người nghiên cứu kỹ lưỡng về thói quen típ tiền, người dân của một quốc gia càng hướng ngoại, thì số lượng các nhà cung cấp dịch vụ càng lớn và lượng tiền khách hàng típ cho nhân viên càng nhiều. Nhưng ông cũng nói thêm rằng đó không phải là lý do duy nhất khiến một số nước típ tiền nhiều hơn các nước khác. Các chuẩn mực xã hội, mức lương khác nhau và liệu phí dịch vụ có phải là một phong tục hay không cũng đóng một vai trò rất lớn.

Yếu tố tâm lý nào thúc đẩy hành động típ tiền của khách hàng? - Ảnh 1.

 Có bằng chứng về việc thói quen típ tiền có thể lan truyền từ nơi này đến nơi khác. Một nghiên cứu năm 2016 đã chỉ ra rằng du lịch đến Mỹ là một yếu tố trong việc định hình tỷ lệ típ tiền ở các quốc gia khác. Edward Mansfield, giáo sư quan hệ quốc tại đại học Pennsylvania và là tác giả của nghiên cứu này, cho biết: “Típ tiền là kết quả của kinh tế nhưng có gốc rễ là một chuẩn mực xã hội.”

Mansfield nói rằng các sinh viên nước ngoài, du khách và những người đi công tác đến với nước Mỹ có thể áp dụng thói quen típ tiền này tại quê nhà của họ. Theo kết quả nghiên cứu của ông, những quốc gia có số người đến Mỹ nhiều hơn (tính theo % tổng dân số của quốc gia đó) thì tỉ lệ tiền típ tại những quốc gia đó có xu hướng cao hơn.

Theo Lynn, ở mức độ cá nhân, mọi người có một số động lực khác nhau cho hành động típ tiền bao gồm cả việc muốn khuyến khích dịch vụ tốt hơn trong lần ghé thăm tiếp theo hoặc để thưởng, đem lại niềm vui cho người phục vụ hoặc nhận sự công nhận của xã hội. Trong khi đó, một số ít típ tiền để tuân theo các chuẩn mực xã hội và tránh sự không tán thành tới từ những người khác.

Những động lực típ tiền khác nhau quyết định thời điểm típ tiền của chúng ta. Những người típ tiền vì thể hiện địa vị xã hội thường xuyên típ cho các nghề thường không được típ như sửa chữa xe hơi hoặc bác sĩ thú y. Những người típ vì lợi ích của người phục vụ thường típ cho nhân viên của tất cả các ngành nghề và đặc biệt là những người thường xuyên không hay nhận được tiền típ. Tuy nhiên, những người típ tiền vì bắt buộc phải làm như vậy thường chỉ típ những nghề thường nhận được khoản thù lao thêm này như người giúp đỗ xe hộ (tại các khách sạn, nhà hàng).

K Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM