Startup Việt lên ý tưởng giao thông thông minh, giúp giải quyết tắc đường, giám sát ô tô, làm trợ lý ảo cho tài xế....
Có tổng cộng 11 ý tưởng đa dạng tham gia dự thi vào buổi chung kết Angelhack Hackathon tại Hà Nội năm nay, đề cập đến nhiều vấn đề của giao thông Việt Nam, như tắc đường giờ cao điểm, chi phí cao ngành giao hàng…
Ý tưởng "Booking.com trong lĩnh vực cho thuê xe ô tô"
"Số lượng xe của các công ty đang cho thuê ô tô tự lái rơi vào khoảng 20 nghìn xe, còn xe cá nhân khoảng 3 triệu xe trên cả nước. Các xe cá nhân đó, theo khảo sát khoảng 50% đều có nhu cầu cho thuê. Họ chỉ sử dụng 5 – 7% thời gian, còn lại thì xe để không," Hoàng Hồng Minh - founder startup Chung xe nhận định về tiềm năng của thị trường cho thuê xe tự lái tại Việt Nam.
Minh nói thêm: "Về phía khách hàng, tỷ lệ sử dụng xe ở Việt Nam khoảng 20 xe/1000 dân, chỉ bằng 1/10 Thái Lan, tức nhu cầu sử dụng ô tô còn rất lớn."
Chung xe là startup đạt giải nhất trong cuộc thi lập trình tìm kiếm ý tưởng giao thông thông minh Angelhack Hackathon diễn ra tuần qua tại Hà Nội.
Chung xe giành giải Nhất tại AngelHack Hackathon 2018 (Hà Nội). Nguồn: Fanpage Innovatube
Ý tưởng về Chung xe khởi nguồn vào giữa năm 2017, khi Hoàng Hồng Minh nảy ra ý định muốn khai thác thời gian rỗi của xe mình. Ban đầu demo ứng dụng Otosharing của Minh nhắm đến việc chia sẻ xe giữa cá nhân với cá nhân, nhưng gặp bài toán quản lý rủi ro vì khiến chủ xe khó yên tâm trao xe cho người lạ.
Vì vậy Minh chuyển hướng hợp tác với các nhà cung cấp xe chuyên nghiệp trước và đang được Đi chung - một startup có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực đi chung xe - đầu tư.
"Làm sao để nền tảng công ty công nghệ ở Việt Nam xây dựng dịch vụ giao thông cho người Việt Nam sử dụng, không tiếp tục phụ thuộc vào platform nước ngoài"
Có tổng cộng 11 ý tưởng đa dạng tham gia dự thi vào buổi chung kết Angelhack Hackathon tại Hà Nội năm nay, đề cập đến nhiều vấn đề của giao thông Việt Nam, như tắc đường giờ cao điểm, chi phí cao ngành giao hàng…
Giải Nhì và Ba lần lượt thuộc về nhóm The Bright với sản phẩm K- Doctor - thiết bị giám sát và quản lý hiện trạng ô tô và nhóm VADI với sản phẩm trợ lí ảo dành cho người lái xe.
"Một sản phẩm phải đi qua nhiều vòng đời thử nghiệm sản phẩm, thị trường... và đầu tư nữa. Đó là câu chuyện dài, và rất thách thức chứ không chỉ đơn giản là công nghệ."
Anh Lê Ngọc Tuấn, đại diện FPT AI – thành viên Ban giám khảo - chia sẻ bên lề cuộc thi:
"Cần làm sao để các nền tảng công ty tại Việt Nam cùng nhau xây dựng nên dịch vụ cho người Việt Nam sử dụng, không tiếp tục phụ thuộc cho các platform nước ngoài."
Tuy nhiên, từ ý tưởng công nghệ đến thực tế là một chặng đường dài. Anh Lê Ngọc Tuấn nhận định:
"Một sản phẩm phải đi qua nhiều vòng đời thử nghiệm sản phẩm, thị trường... và đầu tư nữa. Đó là câu chuyện dài, và rất thách thức chứ không chỉ đơn giản là công nghệ. Các bạn sẽ gặp rất nhiều thử thách."
Ngay cả đội đạt giải nhất Chung xe, dù đã có nhà đầu tư và được đánh giá khá hoàn thiện so với các đội còn lại - cũng chưa vội tung sản phẩm ra thị trường:
Mở đơn từ ngày 14/5/2018, cuộc thi AngelHack Hackathon với chủ đề Giao thông thông minh hướng tới thu hút những thí sinh yêu thích công nghệ tham gia ứng dụng các lĩnh vực công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), VR/AR và Blockchain để sáng tạo các sản phẩm công nghệ thông minh giải quyết các vấn đề giao thông tại Việt Nam. Đồng hành cùng BTC Innovatube là các đơn vị đồng tổ chức AngelHack và Maker Hanoi.
Tại cuộc thi, 11 đội có 24 giờ để cùng nhau lên ý tưởng, viết code, lập trình và xây dựng các tính năng của sản phẩm trước khi thuyết trình và demo sản phẩm trước ban giám khảo.