Với tốc độ phát triển công nghệ như hiện nay, ngày máy móc thống trị con người sẽ không còn xa?

27/09/2015 08:38 AM | Công nghệ

Mối quan hệ giữa trí óc và máy móc sẽ là trái tim công cuộc đổi mới đang đến. Vậy con người cần chuẩn bị gì? Có phải tương lai máy móc sẽ thống trị con người nếu cứ phát triển như hiện tại hay không? Liệu máy móc sẽ làm chủ các quyết định kinh tế?

Tác giả bài viết là Tiến sĩ Elie Chachoua, chuyên gia nghiên cứu chiến lược ứng dụng đa ngành.

Mối quan hệ giữa trí óc và máy móc sẽ là trái tim công cuộc đổi mới đang đến. Lịch sử đã chứng minh có những khoảnh khắc làm thay đổi bản chất sự việc mãi mãi, nhiều trong số những khoảnh khắc đó đã làm biến đổi nền kinh tế toàn cầu. Ví dụ như việc thay đổi nhờ sử dụng công cụ trong nông nghiệp hoặc nhờ Internet làm thay đổi hoàn toàn thế giới.

Ngày nay, chúng ta đang đứng ở rìa của một làn sóng Schumpeter khác (nhà kinh tế học, người đề ra học thuyết sự hủy diệt sáng tạo làm nên các cuộc cách mạng đổi mới trong lịch sử loài người), đặc trưng bởi việc số hóa nền kinh tế, kiến thức và cuộc sống của chúng ta.

Tiềm năng biến đổi của quá trình cải biến như vậy có thể là yếu tố thay đổi cuộc chơi giống như các làn sóng đổi mới trước đó. Sự chuyển đổi này cũng sẽ đem tới bước tiến hóa mới liên kết giữa tâm trí và máy móc.

Chúng ta đang ở trong giai đoạn đầu của sự biến đổi này. Về mặt công nghiệp chẳng hạn, chúng ta hiện đang xây dựng cơ sở hạ tầng cho phép cả nền công nghệ Internet có thể chạm đến đầy đủ tiềm năng của nó – nền tảng đám mây như Predix là ví dụ điển hình mới xuất hiện gần đây của xu hướng vừa nêu.

Một quá trình chuyển đổi suôn sẻ cũng yêu cầu chúng ta phải để ý đến những lo ngại xuất hiện trong giai đoạn mới của mối quan hệ trí não – máy móc. Trí não của chúng ta hiện nay dựa nhiều vào máy móc trong các hoạt động trong thời điểm mà máy móc cũng đang được phát triển trí tuệ của riêng chúng.

Chúng ta cũng đang tiến dần đến điểm trí óc chúng ta có thể bị ảnh hưởng không chi bởi máy cơ khí mà còn các máy sinh học (DNA, tế bào). Một vài lo lắng gây căng thẳng thường cũ và bị phóng đại (Ví dụ như tự động hóa sẽ lấy mất công việc của chúng ta); những luận điểm mới khác thường liên quan đến những tác động nhỏ liên tục, như những phát biểu của Stephen Hawking và Elon Musk về trí tuệ nhân tạo (AI) hoặc chúng ta có thể nâng cao năng suất của con người tới mức nào.

Những vấn đề phức tạp sẽ không dễ dàng có được câu trả lời, chúng đòi hỏi phải có những xem xét cẩn thận nếu chúng ta thực hiện thành công sự chuyển đổi.

Vậy thực chất mối quan hệ gì tồn tại giữa người và máy? Và điều này có ý nghĩa như thế nào đến tương lai của nền kinh tế toàn cầu?

Những câu hỏi thảo luận sâu như vậy đã được đặt ra cho Tiến sĩ Marco Annunziata, kinh tế trưởng kiêm Giám đốc điều hành bộ phận Thông tin thị trường toàn cầu tại General Electric – GE, một trong số ít công ty từng đi qua và phát triển thành công từ những làn sóng đổi mới phá hủy – sáng tạo như vậy.

Kể từ khi gia nhập GE, tiếng sĩ Annunzianta đặc biệt quan tâm tới mới liên hệ giữa bộ ba: đổi mới – công nghệ - kinh tế, ông cũng là đồng tác giả 2 nghiên cứu về nền công nghiệp Internet.

Trong 2 phần phỏng vấn, Tiến sỹ đã chia sẻ với chương trình “Look ahead – Nhìn về phía trước” góc nhìn của ông về lịch sử và tương lai của trí não và máy móc, làm thế nào chúng ta có sự chuẩn bị tốt nhất đế đón làn sóng đổi mới kế tiếp.

Nhìn vào lịch sử mới quan hệ giữa người và máy, ông có thể cho biết đã có những cột mốc nào và chúng ta đang đứng ở đâu trong quá trình tiến hóa ngày nay?

Mối quan hệ giữa người (trí não) và máy có lẽ là một trong những chương ghi dấu ấn đậm nhất trong lịch sử tiến hóa loài người, chắc chắn đó cũng là một trong những yếu tố quyền lực nhất tác động tới tốc độ tiến hóa và hình thức của tăng trưởng kinh tế.

Với quan điểm của tôi, quá trình tiến hóa này có 3 giai đoạn, và chúng ta đang trải qua giai đoạn 3 vào thời điểm này.

Giai đoạn đầu là khi chúng ta bắt đầu có những công cụ hiệu quả hơn trong công việc đồng áng. Cho tới lúc đó, nông nghiệp đóng vai trò trụ cột tăng trưởng kinh tế của nhân loại; những công cụ mới được phát minh đã đánh đấu sự chuyển biến căn bản trong mối quan hệ giữa người và máy.

Công nghệ có thể được dùng để giảm khối lượng công việc, tăng năng suất. Và khi lớn đến 1 mức nào đó, điều đó không còn được xem như một chuyện gì đó đáng bận tâm nữa, nó được mặc định phải như vậy.

Bước thứ 2 chính là cuộc Cách mạng Công nghiệp kéo theo khởi đầu của hàng loạt máy móc công suất lớn hơn tham gia vào ngành công nghiệp với làn sóng tự động hóa đầy thành công.

Giai đoạn này tương tự với giai đoạn đầu tiên ở chỗ chúng ta một lần nữa dùng máy móc để giải thoát con người khỏi những công việc nặng nhọc và tẻ nhạt nhất mà mình đang thực hiện. Nhưng trong khi việc áp dụng máy móc vào nông nghiệp dừng ở mức quan trọng thì cuộc Cách mạng Công nghiệp đã thực sự thổi bùng tăng trưởng kinh tế thông qua việc năng suất lao động tăng theo cấp số nhân và thiết lập tiêu chuẩn sống mới.

Tôi tin chúng ta hiện đang ở giai đoạn 3 của tiến trình tiến hóa này, biểu hiện bằng việc chúng ta đang học cách dùng máy móc để giúp chúng ta trong những lĩnh vực liên quan đến trí thông minh và thông tin.

Không còn bao lâu nữa máy móc cũng sẽ giúp chúng ta giải phóng mình khỏi những công việc vật lý cũng rất khó khăn và nhàm chán. Chúng ta có thể dùng máy ở khía cạnh trí tuệ và điều khiển nhờ vào lợi thế chúng có thể đảm nhiệm được số lượng lớn nhiệm vụ với độ chính xác cao hơn và tốc độ nhanh hơn.

Tôi nghĩ giai đoạn này sẽ được minh chứng bằng một cái gì đó tượng tự mang tính phá hủy – sáng tạo trong bối cảnh một chương hoàn toàn mới của mối quan hệ giữa người và máy. Từ đó sẽ dẫn tới một vụ nổ lớn khiến kinh tế tăng trưởng thần tốc.

So với những giai đoạn trước, ông có thể cho biết hiện nay có điều gì mới trong mối quan hệ giữa người và máy? Chúng ta liệu có đang chứng kiến sự thay đổi quan trọng nào trong tiến trình chuyển đổi đang diễn ra?

Tôi nghĩ điều thú vị trong mối quan hệ hiện nay giữa người và máy chính là mâu thuẫn. Luôn có yếu tố hy vọng xen lẫn sợ hãi. Chúng ta thích dùng máy móc để làm những việc chúng ta không thích làm, nhưng bản năng chúng ta cảm thấy sợ máy móc sẽ thay thế chúng ta, thay thế công nhân và không hoạt động vì lợi ích của chúng ta.

Những lo lắng như vậy không quan trọng lắm trong suốt làn sóng tiến hóa đầu tiên – nông nghiệp – nhưng đã thể hiện rõ hơn trong cuộc Cách mạng Công nghiệp. Tuy nhiên, trong cả 2 trường hợp, không thể so sánh những thứ được làm bởi con người và máy. Lằn ranh giữa 2 khái niệm người và máy rất rõ ràng.

Những gì đang xảy ra trong thời điểm làn sóng thứ 3 đang xóa mờ ranh giới đó. Với sự phát triển của khai thác dữ liệu lớn, điện toán và cả AI – trong vài trường hợp mở rộng ra cả robot – chúng ta đang chứng kiến máy móc chứng tỏ khả năng đảm nhiệm được số lượng lớn các nhiệm vụ cần đến trí tuệ.

Trường hợp của tôi. Tôi là nhà kinh tế học nên tôi phải xem các dữ liệu kinh tế toàn cầu. Và hiện giờ, tôi có một siêu máy tính có thể giúp tôi sàng lọc hàng tấn dữ liệu kinh tế và đưa ra dự báo với bất kỳ sự biến đổi thông số nào.

Vì thế, giống như đột nhiên máy có thể mở rộng hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều thú vị là những vì khác biệt trong giai đoạn này sẽ dẫn chúng ta đến nhiều câu hỏi sâu sắc và phức tạp về điều gì khiến con người đặc biệt.

Đây không chỉ là câu hỏi mang tính triết học, nó là câu hỏi về kinh tế. Quy mô nó đủ lớn để hỏi: “Sự phân chia lao động giữa người và máy trong giai đoạn tiến hóa thứ 3 là gì khi mà máy có thể đảm nhiệm ngày càng nhiều hơn các hoạt động mang tính trí tuệ và ngày càng thông minh hơn?”

Những người Luddite (ý chỉ những công nhân Anh tham gia phong trào phá hủy máy móc những năm 1811 – 1816 vì cho rằng máy đã cướp công việc của họ) không cần phải lo lắng về AI. Chúng tôi sẽ lo việc đó.

Nếu chúng ta nhìn vào tương lai gần của vòng tròn tiến hóa, năm 2030 hoặc 2050, cơ hội kinh tế nào trong cách ngành công nghiệp sẽ được hiện thực hóa do mối quan hệ mới hình thành này tạo ra?

Đây là câu hỏi hay. Tôi nghĩ tiềm năng kinh tế trong giai đoạn này đang bị đánh giá thấp, một phần bởi vì chúng ta mới chỉ bắt đầu tiến trình và bởi vì chúng ta đang trong giai đoạn chữa trị sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo dài và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Tâm lý bi quan đang thống trị thị trường, mọi người nghĩ tăng trưởng vẫn còn quá yếu và không co nhiều cơ hội kinh tế trong các ngành công nghiệp được tạo ra bởi mới quan hệ mới giữa người và máy.

Tôi nhìn việc này theo hướng hoàn toàn khác biệt. Tôi nghĩ một khi bạn bắt đầu làm cho ngành công nghiệp máy móc và hậu cần phải thông minh hơn nhờ vào dữ liệu và cảm biến, cái bạn nhận được là một nền kinh tế có hiệu quả và năng suất cao hơn, dẫn dắt tăng trưởng kinh tế và tạo nhiều việc làm hơn.

Tăng năng suất, theo một ý nghĩa nào đó thì không khác mấy so với làn sóng trước đó (Cách mạng Công nghiệp) nhưng điểm khác biệt là hiện giờ chúng ta có phần mềm giúp chúng ta dự báo được khi nào và thiết bị nào sẽ bị hư hỏng, phải can thiệp ở đâu trước khi sự cố xảy ra, làm thế nào để lên kế hoạch cho những việc đó và từ đó loại bỏ những ngưng trệ trong sản xuất.

Điểm mạnh nhất trong làn sóng mối quan hệ mới này chính là bộ não toàn cầu. Đây có lẽ là chỗ xảy ra tương tác và hợp tác gần gũi nhất giữa người và máy. Con người sẽ đứng trên cao nhất để tận dụng sức mạnh tính toán của máy. Hiện nay, chúng ta cũng đang dùng khả năng của máy để giúp con người xây dựng mối liên hệ với nhau.

Phần mềm cũng đã trải qua được một thời gian phát triển. Khi nhìn lại, chúng ta sẽ thấy mình chưa đi được bao xa nhưng cũng chứng tỏ sức mạnh rất lớn. Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy sự tăng tốc mạnh mẽ trong khoảng 20 – 30 năm tới, chính phủ và các doanh nghiệp sẽ phải tìm cách làm thế nào để tạo cơ chế khuyến mọi người cùng hợp tác mà phần thưởng chính là các Sáng tạo mở và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là các kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Hình thái tiến hóa mới của giai đoạn này sẽ thể hiện sức mạnh khác biệt trong mối tương tác người và máy. Những kỹ thuật này sẽ cho phép các kỹ sư, nhà khoa học và bộ não tư duy của máy kết hợp để tạo ra những sản phẩm mới thông minh hơn nhờ tích hợp các cảm biến. Tôi nghĩ đây cũng là một lĩnh vực chứng kiến sự tiến bộ rất lớn trong 20 năm tới.

Nhìn theo nhiều hướng thì chúng ta mới chỉ bắt đầu làn sóng đổi mới. Ông kỳ vọng giai đoạn chuyển đổi này sẽ kéo dài bao lâu? Và chúng ta cần gì để đi đến đích?

Cuộc Cách mạng Công nghiệp mất khoảng thời gian 100 – 150 năm để hoàn tất biến đổi. Nên để đi hết giai đoạn biến đổi hiện tại chắc chắn cần khoảng thời gian dài hơn, bởi vì sự tiến hóa lần này phức tạp hơn nhiều so với cuộc Cách mạng Công nghiệp.

Chúng ta đã bắt đầu cách nay hàng thập kỷ bằng việc sáng tạo ra máy tính, nhưng tôi nghĩ sẽ cần thêm 50 – 100 năm nữa chúng ta mới chạm được đến đỉnh cao con sóng này. Tôi dự đoán như vậy bởi vì tôi không thấy trong 5 – 10 năm tới có điều gì thay đổi mang ý nghĩa lớn, nhưng vẫn có một số phát kiến chúng ta đang nói đến nhiều như công nghệ in 3D, in 4D, những công nghệ này đang ở giai đoạn đầu của việc tạo ra các ứng dụng thú vị. Chắc chắn đây sẽ là hành trình dài và hiệu quả.

Về chuyện chúng ta cần gì để đến được đó, có rất nhiều vấn để khác nhau. Một trong những vấn đề rõ ràng là phải đầu tư cơ sở hạ tầng, cả về cơ sở hạ tầng vật lý và cơ sở hạ tầng số. Theo quan điểm của tôi, điều này còn quan trọng hơn đầu tư giáo dục.

Trước khủng hoảng tồn tại niềm tin sâu rộng – đặc biệt trong các nền kinh tế tiên tiến – đó là không quan trọng bạn học ngành gì, bạn cũng sẽ có được công việc tốt, được trả lương cao trong suốt cuộc đời. Và khi máy móc trở nên mạnh hơn trong lĩnh vực dữ liệu thông minh, mọi việc trở nên rõ ràng hơn. Đó là, bạn cần phải hiểu tốt hơn những kỹ năng nào con người cần để phối hợp tốt hơn với máy.

Điều này có nghĩa bạn cần nâng cao trình độ trong lĩnh vực STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán). Nhưng nó cũng có nghĩa hệ thống giáo dục cần tập trung vào sáng tạo, tính linh hoạt và khả năng thích nghi. Nói cách khác, để gắn kết được trong giai đoạn đổi mới này, con người cần đi đầu, sau đó tới máy.

Trâm Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM