Xóa bỏ phòng GD&ĐT, các trường tiểu học, THCS giao đơn vị nào quản lý?

23/04/2025 13:00 PM | Giáo dục

Nhiều giáo viên, học sinh, phụ huynh các cấp băn khoăn, sau khi sáp nhập, xoá bỏ cấp huyện và phòng GD&ĐT, các trường mầm non, tiểu học, THCS do đơn vị nào quản lý?

Theo dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), cấp huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã... sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động kể từ 1/7. Đồng nghĩa, phòng GD&ĐT các huyện, thành phố cũng sẽ dừng hoạt động, vậy nhiệm vụ, chức năng quản lý các trường mầm non, tiểu học THCS sẽ giao về lại cho đơn vị nào quản lý?

Theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, những nội dung đang thuộc quản lý của cấp huyện sẽ chuyển về cấp tỉnh và xã quản lý sau khi xoá bỏ các Phòng GD&ĐT. Việc chuyển giao theo nguyên tắc: cấp tiếp nhận phải đủ cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực để duy trì hoạt động, phát triển giáo dục; phân biệt rõ nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ hành chính.

Về quản lý các trường mầm non, tiểu học, THCS, Bộ GD&ĐT giao cho chính quyền cấp xã quản lý thay vì cấp huyện như hiện nay. Bộ cũng yêu cầu các địa phương giữ nguyên trạng trường học.

Về công tác tuyển dụng, sắp xếp, điều động giáo viên, Bộ GD&ĐT giao Sở GD&ĐT (cấp tỉnh) thực hiện, nhằm khắc phục tình trạng thừa, thiếu nhân lực cục bộ. Hiện, cấp huyện đảm nhận nhiệm vụ này với bậc mầm non, tiểu học, THCS; cấp tỉnh phụ trách giáo viên THPT.

Xóa bỏ phòng GD&ĐT, các trường tiểu học, THCS giao đơn vị nào quản lý?- Ảnh 1.

Xóa bỏ phòng GD&ĐT, các trường tiểu học, THCS giao đơn vị nào quản lý?. (Ảnh minh hoạ)

Trong quá trình chuyển giao, Bộ đề nghị địa phương không để xảy ra khoảng trống, chồng chéo hoặc phân tán quản lý, nhất là các lĩnh vực then chốt như chuyên môn, nội dung chương trình, quản lý giáo viên, tài chính, cơ sở vật chất trường học.

Tất cả nhằm duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của các trường công lập khi thực hiện chính quyền địa phương hai cấp (tỉnh và xã).

Theo Nghị quyết 60 của Trung ương ban hành ngày 12/4, cả nước sẽ còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Chính quyền địa phương sẽ được tổ chức theo 2 cấp: cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp xã (xã, phường, đặc khu).

Cấp huyện sẽ chấm dứt hoạt động sau khi Quốc hội thông qua việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025. Dự kiến, cả nước giảm khoảng 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện nay, tương đương khoảng 10.000 xã.

Theo Minh Khôi/VTC

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Cõi mạng đồn brand thời trang Việt 22 năm tuổi đóng cửa: Dân tình xếp hàng dài mua đồ sale sập sàn trong nước mắt

Thông tin về thương hiệu thời trang Việt 22 năm tuổi trả mặt bằng, đóng cửa vĩnh viễn đang gây xôn xao mạng xã hội.

Làm điều chưa ai từng làm: Chuyện Sendo hồi sinh ngoạn mục nhờ từ bỏ TMĐT, thâm nhập thị trường ngách gần 3 tỷ USD, hút 1 triệu khách hàng

Ngày 15/4/2025, Sendo chính thức thông báo dừng hoạt động TMĐT nhưng đây chưa phải dấu chấm hết với công ty.

Lần đầu tiên trong 10 năm, thị phần của Google xuống dưới 90% vì người dùng ‘chạy trốn’ sang AI, dù cố níu kéo bằng Gemini nhưng chẳng ăn thua

Phó chủ tịch cấp cao phụ trách dịch vụ của Apple, ông Eddy Cue cho biết lần đầu tiên trong 22 năm, lượt tìm kiếm của Google đã giảm trên Safari. Phải chăng triều đại thống trị của Google trong mảng tìm kiếm trực tuyến đã bắt đầu đi đến hồi kết?