WHO thừa nhận sai khi đánh giá quá thấp rủi ro từ cúm Vũ Hán

29/01/2020 20:31 PM | Xã hội

WHO từng bị chỉ trích nhiều lần về cách xử lý các cuộc khủng hoảng y tế trước đó, vào ngày thứ Hai đã thừa nhận sai lầm về đánh giá rủi ro liên quan đến loại virus chết người tại Trung Quốc.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) giải thích rằng họ đã tuyên bố không chuẩn trong những báo cáo trước đó về tình hình của dịch cúm Vũ Hán tại Trung Quốc công bố vào ngày thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy tuần trước, khi đó WHO nhấn mạnh rằng rủi ro toàn cầu ở mức trung bình.

Bản thân WHO từng bị chỉ trích nhiều lần về cách xử lý các cuộc khủng hoảng y tế trước đó, vào ngày thứ Hai đã thừa nhận sai lầm về đánh giá rủi ro liên quan đến loại virus chết người tại Trung Quốc, theo Channel News Asia.

Cuối ngày Chủ Nhật, WHO cho rằng rủi ro tại Trung Quốc rất cao, cao cả ở cấp độ khu vực và cao cả ở quy mô toàn cầu.

Trong chú giải, WHO nhấn mạnh rằng họ đã tuyên bố sai trong những báo cáo trước đó rằng rủi ro ở mức trung bình. Việc điều chỉnh mức độ rủi ro không đồng nghĩa rằng tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đã được tuyên bố.

Vào ngày thứ Năm tuần trước, WHO đã không tuyên bố dịch cúm Vũ Hán là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, cụm từ này thường được sử dụng cho những dịch bệnh tồi tệ cần đến phản ứng chính sách trên toàn cầu.

Virus cúm Vũ Hán lần đầu bị phát hiện tại thành phố Vũ Hán vào ngày 31/12/2019. Từ đó đến nay, loại virus này đã lây lan sang hơn 2.700 người trên khắp thế giới, tuy nhiên các ca mắc chủ yếu tập trung ở Trung Quốc. Tại các nước khác người ta mới chỉ phát hiện một vài trường hợp.

Cách tiếp cận đầy thận trọng của WHO với bệnh dịch lần này có thể hiểu được có nguyên nhân từ việc trước đây WHO đã chịu nhiều chỉ trích khi phản ứng quá nhanh hoặc quá chậm khi sử dụng các thuật ngữ để miêu tả tình trạng của bệnh dịch, lần đầu tiên được dùng cho dịch cúm gà N1N1 vào năm 2009.

Trong dịch lần đó, WHO đã bị chỉ trích vì tạo ra làn sóng mua gom vắc xin khi thông báo rằng dịch bệnh đã lây lan mạnh, cuối cùng sau đó mọi người đều tức giận vì virus chẳng nguy hiểm như tính toán ban đầu.

Thế nhưng đến năm 2014, WHO bị phản đối dữ dội khi mà quá chậm chạp phản ứng với dịch Ebola khi dịch này tàn phá 3 nước Tây Phi, cướp đi sinh mạng của 11.300 người tính đến khi nó kết thúc vào năm 2016.

Theo Trung Mến

Cùng chuyên mục
XEM