Vớt được hàng nghìn món đồ quý dưới sông, người dân bỗng "một đêm phát tài", vui mừng chưa bao lâu thì bị "cảnh sát ghé thăm"

10/07/2023 10:30 AM | Sống

Hành trình “khai thác kho báu dưới sông” được bắt đầu từ năm 2011. Trong lần lặn đầu tiên, nhóm người phát hiện không ít vàng vụn, nhờ đó mà họ đã phát tài, thay đổi số phận.

Trong những truyền thuyết kho báu cổ xưa của Trung Quốc, "kho báu Trầm Ngân" của Trương Hiến Trung - một lãnh tụ khởi nghĩa nông dân cuối đời nhà Minh, có thể gọi là huyền thoại.

Tuy nhiên trong nhiều thế kỷ, hầu như không ai tin vào sự tồn tại của kho báu, tất cả đều xem nó như một truyền thuyết. Nhưng dân làng địa phương ở thôn Giang Khẩu thuộc tỉnh Tứ Xuyên lại không nghĩ vậy, bởi vì họ thường nhặt được một số tiền xu thời nhà Minh và nhà Thanh bên bờ sông, thậm chí cả vàng và bạc.

Vớt được hàng nghìn món đồ quý dưới sông, người dân bỗng "một đêm phát tài", vui mừng chưa bao lâu thì bị "cảnh sát ghé thăm" - Ảnh 1.

Những văn vật vàng bạc này không phải xuất hiện vô duyên vô cớ, mà chỉ ló dạng sau khi lũ lớn rút đi, nói cách khác những món đồ này bị lũ cuốn ra. Hiện tượng nhặt được đồ quý bên bờ sông ngày càng nhiều, một số dân làng địa phương quyết định mua thiết bị và thành lập một đội lặn xuống nước để xem rốt cuộc dưới lòng sông này chứa bảo vật gì.

Hành trình “khai thác kho báu dưới sông” được bắt đầu từ năm 2011. Trong lần lặn đầu tiên, nhóm người phát hiện không ít vàng vụn, nhờ đó mà họ đã phát tài, thay đổi số phận.

Song đã có thì còn muốn nhiều hơn, từ năm 2011 đến năm 2015, nhóm này đã nhiều lần lặn xuống sông để “khai quật kho báu”. Không biết là do thiếu kiến thức hay cố tình giấu nhẹm vì mục đích riêng, nhóm người đã thu nhặt được rất nhiều văn vật cổ đáng lẽ phải nên giao nộp cho chính quyền như con ấn, thẻ vàng ghi tư liệu lịch sử, và một thứ rất đặc biệt là “ấn kim hổ” - chiếc ấn bằng vàng ròng có hình con hổ. Thế là họ từ những thôn dân bình thường trở thành băng nhóm trộm mộ lúc nào không hay.

Vớt được hàng nghìn món đồ quý dưới sông, người dân bỗng "một đêm phát tài", vui mừng chưa bao lâu thì bị "cảnh sát ghé thăm" - Ảnh 2.

Vớt được hàng nghìn món đồ quý dưới sông, người dân bỗng "một đêm phát tài", vui mừng chưa bao lâu thì bị "cảnh sát ghé thăm" - Ảnh 3.

Năm 2015, chính quyền địa phương dần nhận ra di chỉ Trương Hiến Trung có thể có thật và sau đó đã tiến hành nghiên cứu khu vực này. Khi dò hỏi

Do đó, muốn điều tra vụ trộm cắp di tích Trầm Ngân của Trương Hiến Trung thì phải bắt đầu từ thị trường tiêu thụ.

Sau một thời gian dài, các cơ quan chức năng điều tra biết rằng rất nhiều văn vật có nguồn gốc từ kho tàng dưới nước được rao bán tại chợ đồ cổ một cách lén lút, giá thấp nhất cũng lên đến hàng triệu NDT. Vậy những thứ này từ đâu mà có?

Trên thực tế, những kẻ buôn bán cổ vật đã mua từ một dân làng (thuộc băng nhóm trộm mộ), và chỉ một chiếc ấn kim hổ cũng đã có giá 7,7 triệu NDT (hơn 25,2 tỷ đồng).

Điều khiến băng trộm mộ này không thể tưởng tượng được là, sau khi bán được ấn kim hổ, chưa kịp tận hưởng tiêu xài thì đã bị bắt.

Vớt được hàng nghìn món đồ quý dưới sông, người dân bỗng "một đêm phát tài", vui mừng chưa bao lâu thì bị "cảnh sát ghé thăm" - Ảnh 4.

Trên thực tế, hoạt động trộm mộ 4 năm của băng nhóm này đã khai thác một lượng lớn cổ vật dưới nước. Theo điều tra liên quan phát hiện có vô số cổ vật quý giá bị đánh cắp, chỉ riêng cổ vật bị thu hồi đã lên tới hàng nghìn, trong đó có 8 hiện vật cấp 1, 38 hiện vật cấp 2 và 54 hiện vật cấp 3 (cấp bậc ở đây chỉ mức độ quý hiếm cần được bảo tồn của hiện vật), hạn mức giao dịch liên quan đến vụ án lên tới 300 triệu NDT (982,5 tỷ đồng). Ngoài ra còn rất nhiều cổ vật hiện đã “trôi dạt” về tay của những người sưu tầm và thương nhân chuyên buôn bán đồ cổ chưa bị kiểm kê khác.

Điều đáng lưu ý là, ấn kim hổ được bán với giá 7,7 triệu NDT này thực sự là con dấu của Trương Hiến Trung, vì phía dưới kim ấn có khắc dòng chữ "Ấn vàng của Đại nguyên soái Vĩnh Xương".

Sau khi giải quyết vụ trộm mộ và khai thác trái phép, các nhà khảo cổ từ khắp nơi ở Trung Quốc đã đến để tiến hành nghiên cứu, cùng nhau bàn bạc cách giải quyết và bảo vệ “Di chỉ Trầm Ngân Giang Khẩu” thuộc Bành Sơn, Tứ Xuyên, sau đó kêu gọi các bộ phận liên quan phê duyệt việc khai quật mang tính cứu hộ đối với di chỉ mang giá trị nghiên cứu lịch sử vô cùng to lớn này.

Theo PV

Cùng chuyên mục
XEM