Vì sao doanh nghiệp Việt chịu chi tới 2.000 USD/ngày, song vẫn không thuê được chuyên gia tư vấn giỏi trong đại dịch?

08/02/2022 08:45 AM | Kinh doanh

Tại Việt Nam, với khoảng 800 nghìn doanh nghiệp, nếu mỗi năm một doanh nghiệp chi tiêu 100 triệu đồng cho dịch vụ đào tạo và tư vấn, thì tổng giá trị ngành tư vấn của Việt Nam cũng sẽ đạt đến hơn 3 tỷ USD. Thù lao cho các chuyên gia tư vấn, tùy mức độ, giao động từ khoảng 200 USD/ngày cho đến 2.000 USD/ngày. Mặt khác, những chuyên gia có tính chuyên nghiệp, đạo đức và chuẩn mực không nhiều và thường được săn đón, nên rất hay kín lịch.

Tiến Sĩ Ngô Công Trường (trái) - Thạc Sĩ Nguyễn Thế Trung của CTCP Tư vấn và Giáo dục John&Partners.
Tiến Sĩ Ngô Công Trường (trái) - Thạc Sĩ Nguyễn Thế Trung của CTCP Tư vấn và Giáo dục John&Partners.

Sau khoảng nửa năm ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đến nay các doanh nghiệp bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động, kèm theo đó các nhu cầu tư vấn và đào tạo đã quay trở lại. Điểm khá thú vị là khi các doanh nghiệp nhận ra sự quan trọng của việc phải hành động (đào tạo và chuyển đổi) thì xảy ra một tình trạng là: không tìm ra chuyên gia.

Theo thống kê ngành tư vấn toàn cầu có giá trị hơn 250 tỷ USD và có mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 4.1%. Tại Việt Nam, với khoảng 800 nghìn doanh nghiệp, nếu mỗi năm một doanh nghiệp chi tiêu 100 triệu đồng cho dịch vụ đào tạo và tư vấn, thì tổng giá trị ngành tư vấn của Việt Nam cũng sẽ đạt đến hơn 3 tỷ USD. Tuy nhiên, để hoạt động tư vấn được tiếp cận đến nhiều doanh nghiệp, sự phát triển của đội ngũ chuyên gia tư vấn cả về số lượng và chất lượng là nút thắt hiện nay.

Ảnh hưởng từ dịch bệnh ngoài những điểm dễ thấy về doanh thu và vận hành còn nằm ở những thay đổi ngầm bên dưới và khó quan sát hơn như: sự thay đổi về bộ kỹ năng của nhân sự, văn hóa doanh nghiệp, trải nghiệm khách hàng, nhu cầu chuyển đổi số và chuyển đổi mô hình kinh doanh. Đứng trước những nhu cầu này, nhiều doanh nghiệp loay hoay đi tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tư vấn và đào tạo nhưng thực tế, số lượng chuyên gia chuyên nghiệp hiện nay của Việt Nam quá ít.

KỸ NĂNG TƯ VẤN VÀ KIẾN THỨC TỔNG QUAN

Xét theo một cách công bằng, hiện nay Việt Nam có nhiều chuyên gia có chuyên môn giỏi đang làm việc tại các doanh nghiệp và các tổ chức lớn. Việc những chuyên gia này trở thành những chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp là hoàn toàn có thể. Đặc biệt khi những người này mong muốn tìm kiếm một lộ trình nghề nghiệp dài hạn khi bắt đầu đến tuổi "over the hill" (tuổi đã qua đỉnh của sự nghiệp đi làm thuê).

Nhiều người cũng đã thử làm các chuyên gia đào tạo và tư vấn ngoài giờ nhưng rất nhiều trường hợp không thành công do thiếu một số điểm sau:

- Kỹ năng tư vấn: Việc chuyển từ một người giữ chức vụ cao trong một tổ chức thành một chuyên gia tư vấn độc lập cần nhiều kỹ năng. Một trong những kỹ năng quan trọng đó là tạo sự ảnh hưởng. Khi chúng ta còn làm trong một tổ chức, chúng ta có địa vị và có quyền lực được trao bởi tổ chức đó.

Do đó, khi thực hiện công việc, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc chúng ta đi tới một tổ chức khác (khách hàng) và tư vấn. Lúc đó, khách hàng không biết chúng ta là ai và không có áp lực nào khiến họ phải nghe theo lời khuyên của chúng ta. Cách truyền đạt, giải thích và ví dụ dễ hiểu luôn là những điểm mà các chuyên gia mới vào nghề gặp khó khăn.

- Kiến thức tổng quan: Trong quá trình nhiều năm làm việc, đa số các chuyên gia sẽ có kinh nghiệm sâu về một lĩnh vực như: vận hành, tài chính, quản lý chuỗi cung ứng, phát triển bền vững… Nhưng khi tham gia những dự án tư vấn, chuyên gia cần có kiến thức tổng quan về toàn bộ phương pháp tiếp cận để có thể hiểu và cùng làm việc với các chuyên gia khác.

Vì sao doanh nghiệp chịu trả tới 2.000 USD/ngày, song vẫn không thuê được chuyên gia tư vấn giỏi trong đại dịch? - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Thế Trung - CEO CTCP Tư vấn và Giáo dục John&Partners

Ông Nguyễn Thế Trung - CEO CTCP Tư vấn và Giáo dục John&Partners cho biết: Không khó để tìm kiếm những chuyên gia có năng lực chuyên môn sâu. Nhưng các chuyên gia có kiến thức tổng quan và được hệ thống hóa lại để có thể tham gia các dự án tư vấn lại không dễ tìm kiếm.

Điều này rất quan trọng vì đội ngũ tư vấn cần có cái nhìn tổng quan từ nhiều góc nhìn: chiến lược, tài chính, nhân sự, vận hành… Chỉ khi nắm bắt được tổng quan thì các chuyên gia mới có chung một phương pháp tiếp cận để phối hợp được chặt chẽ.

"Tại John&Partners, chúng tôi tiếp cận từ tư duy, chiến lược, hệ thống rồi sau đó mới tới quy trình và vận hành. Trong mỗi giai đoạn, chúng tôi có bước triển khai riêng. Do đó, để một dự án được phối hợp nhịp nhàng và có cùng một tiếng nói, các chuyên gia phải hiểu về tất cả các mảng khác ngoài chuyên môn của mình trong doanh nghiệp", ông Nguyễn Thế Trung cho hay.

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA TƯ VẤN CÙNG TIẾNG NÓI

Ngoại trừ các công ty tư vấn lớn như BCG hay McKinsey, các công ty tư vấn của Việt Nam rất hay hoạt động dưới vai trò là các công ty một hoặc hai người. Có một lý do mà thoạt đầu nghe hơi lạ, nhưng đó là cái khó khăn phải đối mặt của các công ty tư vấn: "cái tôi" của các chuyên gia.

Các chuyên gia đều là những nhân sự giỏi chuyên môn và nhiều kinh nghiệm. Do đó, việc xây dựng và tập hợp được một đội ngũ chuyên gia tư vấn không hề đơn giản do các ý kiến và nhận định trái chiều thường xuyên xảy ra khi làm việc. Các chuyên gia luôn tin tưởng vào khả năng và kiến thức của bản thân và thường sẽ giữ quan điểm của mình.

Khi ai cũng giữ "cái tôi" cao sẽ dẫn tới việc những quyết định trong quá trình tư vấn sẽ không đạt mục đích do việc triển khai của các chuyên gia không "khớp" với nhau. Việc này dẫn đến trường hợp hai giai đoạn triển khai dự án bị "chọi" nhau do cách tiếp cận và công cụ các chuyên gia sử dụng khác nhau và các chuyên gia không đồng ý điều chỉnh phương pháp tiếp cận.

Vì sao doanh nghiệp chịu trả tới 2.000 USD/ngày, song vẫn không thuê được chuyên gia tư vấn giỏi trong đại dịch? - Ảnh 3.

TTiến sĩ Ngô Công Trường - Sáng lập và Giám đốc chuyên môn Công ty cổ phần Tư vấn và giáo dục John&Partners.

Theo Tiến sĩ Ngô Công Trường - Sáng lập và Giám đốc chuyên môn Công ty cổ phần Tư vấn và giáo dục John&Partners, người Việt Nam đầu tiên vừa vinh dự được xếp hạng trong 40 chuyên gia tư vấn xuất sắc nhất thế giới của Hiệp hội chất lượng Hoa Kỳ ASQ, một dự án tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp thường được chia ra làm nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn có thể có nhiều chuyên gia cùng phối hợp triển khai.

Việc tập hợp đủ các chuyên gia phối hợp nhịp nhàng luôn là thách thức với các công ty tư vấn. Trong thực tế triển khai, rất ít khi dự án gặp khó khăn về chuyên môn mà thường gặp khó khăn về "sự phù hợp" của công cụ và phương pháp giải quyết vấn đề của các chuyên gia.

Ví dụ, cùng một nội dung tư vấn về triển khai xây dựng và vận hành các quy định về an toàn trong nhà máy. Tùy theo mức độ trưởng thành của nhà máy, chuyên gia sẽ xác định cách triển khai đào tạo, hướng dẫn phù hợp. Nếu nhà máy chỉ còn ở giai đoạn chưa chuẩn hóa và chưa triển khai quy định về an toàn, những công cụ quản lý hướng dẫn trực quan sẽ được sử dụng nhiều hơn và mục tiêu dự án cũng sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Chuyên gia sẽ giúp nhà máy xây dựng những quy định đơn giản, dễ hiểu và thiết kế những chính sách thi đua, thưởng phạt cho để tập dần những thói quen tuân thủ cho công nhân.

Đối với các nhà máy đã được mức độ quản lý về an toàn sản xuất nhất định, chuyên gia sẽ lựa chọn những phương án đào tạo và kèm cặp quản lý về các chứng chỉ an toàn cùng với các chương trình cải tiến liên tục…

Việc lựa chọn cách triển khai phù hợp luôn là việc không dễ dàng và cần đội ngũ chuyên gia luôn cùng tiếng nói để việc triển khai dự án được thuận lợi. Điều này cũng dẫn tới tính khan hiếm của các chuyên gia tư vấn khi không có nhiều nhóm chuyên gia có cùng phương pháp luận trong quá trình tư vấn

TÍNH CHUYÊN NGHIỆP VÀ ĐẠO ĐỨC

Khác với những nghề khác như bác sĩ, kiểm toán viên… chuyên gia tư vấn doanh nghiệp là một nghề mà … không có trường lớp nào dạy. Cũng như chưa có những chuẩn mực hay tiêu chuẩn đạo đức được định ra cho ngành nghề này một cách chính thức.

Thậm chí ngay cả: tư vấn là gì?, cũng chưa được định nghĩa rõ ràng từ những chuyên gia tư vấn và dẫn đến một số hiểu lầm như: tư vấn chỉ là nói về lý thuyết, tư vấn là người làm thay (outsourcing) cho doanh nghiệp hoặc là tư vấn là người làm thuê ngắn hạn cho doanh nghiệp.

Vì sao doanh nghiệp chịu trả tới 2.000 USD/ngày, song vẫn không thuê được chuyên gia tư vấn giỏi trong đại dịch? - Ảnh 4.

Một trong những vấn đề của nhiều doanh nghiệp quan tâm đó là tính bảo mật của chuyên gia tư vấn. Một doanh nghiệp dấu tên cho biết, sau quá trình tư vấn việc chuyên gia tư vấn có nhiều thông tin sâu về khách hàng là đương nhiên. Thế nhưng nếu chuyên gia đó dùng thông tin đó để tư vấn cho một doanh nghiệp khác (đối thủ) thì là việc không chấp nhận được.

Ngoài ra, những vấn đề khác cũng hay xảy ra và thường được xem là tối kỵ trong nghề tư vấn nhưng lại là chuyện bình thường ở VIệt Nam như: doanh nghiệp thuê trực tiếp chuyên gia của công ty tư vấn về làm và cắt hợp đồng tư vấn hay chuyên gia tư vấn sẵn sàng tư vấn.

Ông Nguyễn Thế Trung cho biết thêm: xu hướng của nghề tư vấn đó là "may đo", "đặc thù ngành nghề lĩnh vực" và "trở thành đối tác lâu dài" của doanh nghiệp (như bác sỹ gia đình).

Do đó, khó có một công thức được định sẵn mà lĩnh vực tư vấn sẽ còn phụ thuộc vào con người (chuyên gia) rất nhiều. Để bảo đảm chất lượng và số lượng chuyên gia đáp ứng nhu cầu thị trường, trong chương trình đào tạo chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp (CEC - certified excellent consultant) có chứng nhận của John&Partners, năng lực của chuyên gia (4 năng lực) và bộ quy tắc ứng xử là điều học viên phải cam kết thực hiện.

"Hiện tại, các chuyên gia có ít giờ tư vấn hoặc cụ thể là kinh nghiệm chưa nhiều có giá khoảng 200 USD/ngày, còn các chuyên gia lâu năm và nhiều trải nghiệm khoảng 2.000 USD/ngày. Các chuyên gia giỏi và chuyên sâu sẽ được khách hàng trả tiền theo số phút tư vấn. Đặc biệt là khách hàng nước ngoài khi muốn tìm kiếm chuyên gia bản địa để có sự tư vấn trước khi quyết định xâm nhập vào thị trường luôn sẵn sàng chi trả rất cao.

Do đó, những chuyên gia có tính chuyên nghiệp, đạo đức và chuẩn mực thường được săn đón và rất hay kín lịch. Điều này rất dễ hiểu vì chi phí bỏ ra thuê chuyên gia dù có cao thế nào đi nữa vẫn thấp hơn rất nhiều lần khi doanh nghiệp tự thực hiện và làm sai", ông Nguyễn Thế Trung kết luận.

Với hơn 800 nghìn doanh nghiệp và Việt Nam đang ở trong giai đoạn phát triển, kiến thức và kinh nghiệm quản trị hiện tại của các doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng được khi quy mô thay đổi lớn lên và hội nhập sâu hơn với thế giới. Đây cũng chính là thị trường tiềm năng cho lĩnh vực tư vấn. Với số lượng chuyên gia hiện hay đang thiếu hụt khá nhiều, đây cũng là cơ hội cho các nhân sự muốn tìm kiếm sự thay đổi công việc hay thu nhập.

Quỳnh Như

Cùng chuyên mục
XEM