Vì sao bầu cử tại Ấn Độ lọt top đắt giá nhất hành tinh?

13/03/2019 17:13 PM | Xã hội

Nhiều người dân Ấn Độ có mức chi tiêu khoảng 3 USD/ngày, nhưng bầu cử tại đây có thể tốn kém hơn nhiều so với cuộc bầu cử tại Mỹ năm 2016.

Ấn Độ, nền dân chủ lớn nhất thế giới, sẽ sớm giành danh hiệu một trong những quốc gia có cuộc bầu cử đắt giá nhất hành tinh. Bầu cử kéo dài sáu tuần tại Ấn Độ trải dài từ dãy Himalaya phương bắc, tới Ấn Độ Dương phương nam, từ sa mạc Thar ở phía tây tới khu rừng ngập mặn Surdaban ở phía đông.

Lần bỏ phiếu này bắt đầu từ 11/4 và hoàn thành trước 19/5. Theo Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông tại New Delhi, chi phí tiến hành bỏ phiếu chạm mức cao chưa từng có, 500 tỉ rupee (7 tỉ USD). Theo OpenSecrets.org, trang web theo dõi các dòng tiền trong giới chính trị Mỹ, các cuộc tranh cử tổng thống và quốc hội tại Mỹ trong năm 2016 chỉ chạm mốc khoảng 6,5 tỉ USD.

Con số này đã tăng 40% so với mức dự tính 5 tỉ USD được đầu tư cho cuộc bầu cử nghị viện Ấn Độ vào năm 2014. Tại một quốc gia với khoảng 60% dân số chi tiêu 3 USD/ngày, con số này tương đương mức chi khoảng 8 USD/cử tri.

N. Bhaskara Rao, chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông – người từng cố vấn cho các chính phủ trước và điều hành một tập đoàn nghiên cứu thị trường, cho biết: "Khoản chi chênh lệch chủ yếu được sử dụng cho truyền thông xã hội, di chuyển và quảng cáo."

Theo Rao, chi tiêu cho truyền thông xã hội có lẽ tăng cao nhất, tăng vọt từ 2,5 tỉ rupee vào năm 2014 lên 50 tỉ rupee. Tập đoàn của ông cũng dự tính chi phí di chuyển của các ứng cử viên và các thành viên trong đảng bằng máy bay trực thăng, xe buýt và các phương tiện khác cũng tăng vọt.

Theo Simon Chauchard, một giảng viên tại Đại học Columbia, có thể sẽ khó xác định dữ liệu cụ thể, nhưng nhìn chung chi phí đang tăng lên khi phạm vi bầu cử mở rộng và các ứng viên bắt đầu cạnh tranh.

Chauchard cho biết các chính khách Ấn Độ cảm thấy cần phải làm điều gì đó mới mẻ, điền rồ, lớn lao và ồn ào hơn, "đó là một nhóm các cử tri hảng loạn ném tiền cho các cử tri, và cho cả các đơn vị bán mọi thứ hữu dụng cho một chiến dịch chính trị."

Vậy họ đã "ném tiến" đi đâu?

Liệu dê có giúp tranh thủ phiếu bầu?

Với hơn 8.000 người cạnh tranh cho khoảng 545 ghế, cuộc bầu cử này hẳn là một tranh giành cử tri đầy căng thẳng. Do đây là một cuộc bỏ phiếu kín, do đó, hối lộ không thể đảm bảo số phiếu bầu an toàn. Theo Chauchard, với các cử tri Ấn Độ, quà tặng cho thấy tầm ảnh hưởng và nguồn lực của "thí sinh".

Máy xay, TV và đôi khi là dê là quà tặng tại một số khu vực. Uỷ ban Bầu cử từng tịch thu hơn 1,3 tỉ rupee gồm tiền mặt, vàng, rượu và ma tuý vào năm ngoái trong cuộc bầu cử tại bang Karnataka.

Hầu hết các khoản chi tiêu không được công khai. Dù các ứng viên có giới hạn chi hợp pháp, nhưng các đảng có thể thoải mái "phóng tay". Các đảng quốc gia lớn nhất từng công bố mức thu nhập tổng hợp 13 tỉ rupee trong một năm tính đến tháng 3/2018.

Chạy đua với cà ri gà

Các chính khách Ấn Độ thích những cuộc biểu tình tích cực: họ tập hơn người dân địa phương tại các lều lớn và tổ chức hùng biện.

Để thu hút đám đông, nhiều chính khách thường cung cấp cho cử tri các hộp cơm với cà ri gà. Đây là món ăn đắt tiền với phần đông dân cư bình thường. Ngoài ra, họ còn cần đầu tư mua pháo, ghế ngồi, mic, bảo đảm an ninh và thuê phương tiện chuyên chở các cử tri tham gia sự kiện này.

Ứng viên bù nhìn

Uỷ ban Bầu cử Ấn Độ từ lâu đã cảnh báo về các ứng viên bù nhìn: đề cử một người có tên trùng với người dẫn trước nhằm gây nhầm lẫn và chia phiếu.

Tại các bang đông dân như Uttar Pradesh, nơi một cái tên có thể xác định đẳng cấp hay bộ tộc của một ứng viên, biện pháp này rất hữu ích. Nhiều nhân vật nổi tiếng từng trở thành mục tiêu: vào năm 2014, nữ diễn viên Hema Malini từng phải cạnh tranh cùng hai Hema Malini khác.

Tuy nhiên, thuê ứng viên bù nhìn cũng cần tới tiền. Theo điều tra của tạp chí India Today vào năm 2016, chi phí có thể lên tới 120 triệu rupee. Các đảng cũng đăng ký nhiều ứng viên nhằm tránh các giới hạn pháp lý về mức chi tiêu của mỗi cá nhân. Thành viên nổi tiếng nhất sẽ có được nguồn lực tốt nhất.

Xây dựng thương hiệu: Giúp Ấn Độ Vĩ đại trở lại

Theo Zenith India, một công ty sắp xếp quảng cáo trên TV và báo chí, khoảng 26 tỉ rupee sẽ được đầu tư cho quảng cáo trong các cuộc bầu cử sắp tới. Con số này hơn gấp đôi số tiền 12 tỉ rupees mà hai đảng chính sẽ đầu tư theo dự tính của Uỷ ban Bầu cử vào năm 2014.

Chỉ trong tháng 2, hơn 40 triệu rupee đã được đầu tư cho quảng cáo chính trị trên duy nhất một kênh – Facebook. Không chỉ vậy, những chiếc áo phông với khẩu hiệu "Namo Again" (Narendra Modi Again) cũng được bày bán.

Ẩn sĩ và Voi

Chi tiêu cho các chiến dịch tranh cử của các đảng chính trị chiếm phần lớn kinh phí bầu cử tại Ấn Độ. Tuy nhiên, Uỷ ban Bầu cử cũng phải đối mặt với những chi phí khổng lồ khi tổ chức bầu cử tại nhiều địa điểm, từ những điểm bầu cử đặt tại độ cao hơn 4.500 km so với mực nước biển trên dãy Himalaya tới một điểm bầu cử cho duy nhất một ẩn sĩ sống sâu trong rừng rậm Tây Ấn.

Ngân sách của Ấn Độ đã phân bổ 2,62 tỉ rupee cho Uỷ ban Bầu cử trong năm tài khoá này. Đây là một kỷ lục mới. Một phần số tiền này là dành cho những chú voi vận chuyển các máy bỏ phiếu tới những khu vực khó tiếp cận, và tàu thuyền chuyên chở người và hàng hoá qua con sông Brahmaputra hùng vĩ phía đông bắc.

Theo Quỳnh Mai

Cùng chuyên mục
XEM