Văn hóa danh thiếp Nhật Bản: Không chỉ cứ đưa và nhận là xong đâu, phải ghi nhớ cả 1001 điều này đấy!

08/11/2017 08:43 AM | Sống

Chắc hẳn bạn đã từng biết đến một trong những phép lịch sử căn bản ở Nhật khi giao tiếp với người khác là sử dụng danh thiếp để giới thiệu bản thân. Tuy vậy, đối với người nước ngoài thì đôi lúc việc sử dụng danh thiếp theo chuẩn văn hoá Nhật lại không đơn giản chút nào.

Khi được người Nhật trao danh thiếp, bạn đừng vội nhét ngay vào túi mà nên đọc qua nội dung

Bất cứ ai đến sinh sống và làm việc tại Nhật đều được chỉ dạy một quy tắc là khi nhận tấm danh thiếp từ một người Nhật, đó là không được nhét vội danh thiếp vào trong túi mà bạn phải học cách đọc lướt qua nội dung và ghi nhớ tên danh xưng của người đó. Ngoài ra bạn cũng nên thêm vào một số câu nhận xét thể hiện thái độ hứng thú với người đối diện. Chẳng hạn, bạn có thể nói "Hóa ra anh là trưởng bộ phận ạ", hay hỏi người đó đâu là sản phẩm nổi bật nhất mà công ty đang sản xuất.

Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng bạn thử nghĩ mà xem, nếu bạn bắt gặp một ai đó với tấm danh thiếp trên tay, trong đó phần nghề nghiệp có ghi dòng chữ: "Người hiến tạng". Lúc này bạn sẽ nói như thế nào? "Quả thận bên trái của anh vẫn chạy tốt chứ?", đó hẳn sẽ là câu hỏi khiến người nghe phải cảm thấy "đỏ mặt tía tai".

Kỹ năng đưa danh thiếp bằng cả hai tay: Đây là một trong những quy tắc sử dụng danh thiếp mà người nước ngoài khi đến với Nhật Bản cần phải tập làm quen. Tuy vậy, nội dung của danh thiếp có thể được người Nhật tự do thể hiện

Một ví dụ kinh điển khác đó là một tấm danh thiếp phía trên đề: "Hội viên Hội tiếc thương cái chết của những chú vẹt". Có lẽ không cần nói thêm gì nữa về trường hợp này.

Điều khá kì lạ là nhiều tấm danh thiếp ở Nhật hiện nay vẫn đề chữ "business" lên trên, chứng tỏ một điều là công dụng của những tấm danh thiếp đã vượt xa khuôn khổ kinh doanh thuần túy.

Danh thiếp có thể được dùng trong bất cứ ngành nghề nào, thậm chí còn được thiết kế giống hệt những mẫu quảng cáo nhỏ, đình kèm địa chỉ website, blog cá nhân và cả mã QR code.
Danh thiếp có thể được dùng trong bất cứ ngành nghề nào, thậm chí còn được thiết kế giống hệt những mẫu quảng cáo nhỏ, đình kèm địa chỉ website, blog cá nhân và cả mã QR code.

Mỗi lĩnh vực lại có một loại danh thiếp đặc trưng

Trên danh thiếp những quan chức chính quyền ở Nhật thường có hình linh vật của địa phương, thường ở dạng những loại quả ngoại cỡ hoặc giống giọt nước mũm mĩm đang thốt lên những câu tiếng Anh vô hại như "Oh" chẳng hạn. Điều thú vị ở chỗ nếu như trên danh thiếp này sử dụng tiếng Anh ở mặt sau thì hoàn toàn không hề có những hình minh họa như vậy.

Phóng viên của tờ Japan Times, Amy Chavez chia sẻ, cô từng nhìn thấy một tấm danh thiếp với nghề nghiệp được ghi là "Nhà văn kiêm họa sĩ", về cơ bản nó nghe khá hợp lý trong khuôn khổ giao tiếp xã giao thông thường. Nhưng với 1 tấm danh thiếp khác đề là "Họa sĩ/Dược sĩ", dường như có cái gì đó nghe không đúng lắm thì phải?

Đi sâu hơn về văn hóa sử dụng danh thiếp của Nhật, bạn có thể thấy trên những tấm danh thiếp của nhà hàng thường sẽ có hình minh họa bản đồ ở mặt sau, giúp nó trở nên ấn tượng hơn. Trên các tấm thiệp của cơ quan xúc tiến du lịch các tỉnh thường có hình ảnh những danh lam thắng cảnh đặc sắc của địa phương.

Danh thiếp song ngữ với một mặt là tiếng Nhật, mặt còn lại được viết bằng tiếng Anh
Danh thiếp song ngữ với một mặt là tiếng Nhật, mặt còn lại được viết bằng tiếng Anh

Ngày trước, các tấm danh thiếp thường được đính kèm ảnh chân dung trên đó để người khác có thể nhận ra. Tuy vậy, hiện nay, số lượng những tấm danh thiếp kiểu này không còn nhiều. Thực tế, ngay cả khi không cầm tấm danh thiếp trên tay, người ta vẫn có thể nhớ được đặc điểm khuôn mặt của người khác trong một khoảng thời gian tương đối dài, vì thế việc dán ảnh lên danh thiếp trở nên không cần thiết.

Một điểm lưu ý nữa mà người nước ngoài cần chú ý khi sử dụng danh thiếp ở Nhật Bản đó là tuyệt đối không bao giờ được viết lên danh thiếp của người khác.

Đối với những người đã nghỉ hưu, họ lại chuộng những danh thiếp dạng "thông báo sở thích cá nhân" hơn. Một khi bạn không còn làm việc nữa, bạn sẽ tự nhiên có nhu cầu muốn tìm cách để giới thiệu bản thân cụ thể hơn với người khác. Lúc đó, chiếc danh thiếp hoàn toàn có thể giúp bạn giải phóng niềm đam mê thông qua việc đề cập đến những sở thích, thú vui của mình. Một câu chốt ngắn gọn trên danh thiếp, chẳng hạn như "Trẻ mãi không già" hay "Người thích sự lãng mạn" được nhiều người lớn tuổi yêu thích.

Một phát hiện đặc biệt nữa đó là với thủy thủ Nhật, giống như tất cả những thủy thủ các nước, đều in hình con tàu của mình lên mặt trước tấm danh thiếp. Một tấm thiệp tiêu chuẩn sẽ có dòng chữ kiểu "S/Y Dugong", theo sau đó là loại tàu và chiều dài của tàu. Trong đó "S/Y" được viết tắt cho cụm từ "sailing yatch" (thuyền đi biển) và "Dugong" là tên con thuyền. Đôi khi người ta còn sử dụng "S/V" thay cho "sailing vessel" (tàu vượt biển). Giả sử nếu bạn có giáp mặt với một thủy thủ người Nhật và được người ta đưa danh thiếp ra cho mình, ít nhất bạn cũng có thể thử khen con thuyền của người đó như một phép lịch sự cơ bản.

Danh thiếp có thể được phối hợp nhiều cách thiết kế độc đáo và lạ mắt
Danh thiếp có thể được phối hợp nhiều cách thiết kế độc đáo và lạ mắt

Tuy vậy, đôi khi không phải lúc nào ở Nhật Bản, bạn cũng được trao danh thiếp khi gặp gỡ người khác. Cô Amy Chavez, phóng viên của The Japan Times từng chạm mặt 3 đồng nghiệp nữ ở cùng cơ quan, một người trong số đó là người quen từ trước, hai người còn lại không có động thái trao danh thiếp mặc dù tác giả đã chủ động đưa danh thiếp của mình cho họ.

Đem điều này đi hỏi người khác, cô Amy Chavez được biết rằng, có thể trong số 2 cô gái đó, 1 người hoàn toàn không ý thức được việc làm quen bằng cách trao danh thiếp là điều nên làm, người còn lại thì cô Amy Chavez như người lạ chỉ gặp 1 lần duy nhất và không có ý định tái ngộ. Vì vậy, cô ấy đã không quyết định đưa danh thiếp ra để làm quen.

Đối với ngành truyền hình, điều này được thể hiện rõ ở chỗ các hoạt động chính thường do đạo diễn hoặc nhà sản xuất chỉ đạo chứ không phải người quay phim. Vì vậy, đôi khi bạn sẽ cảm thấy có chút kì lạ khi thấy các nhân viên hậu kì và đạo diễn sản xuất phim thường có danh thiếp cho riêng mình, còn người quay phim thì không.

Dù thế nào đi nữa, có thể nói danh thiếp chính là thứ khiến người Nhật Bản thể hiện cá tính riêng của bản thân trước cộng đồng.

Nguồn: Japan Times

Theo Kienzeratul Spiderum

Cùng chuyên mục
XEM