Từ nhân viên rửa bát trở thành ‘nữ tướng AI’, huyền thoại của giới công nghệ: Chủ tịch NVIDIA và OpenAI còn phải kính nể

10/07/2024 14:30 PM | Sống

Dù được tung hô và ca ngợi không ít, nhưng Lý Phi Phi không bị tiền bạc và danh lợi cám dỗ, tình yêu mà cô giành cho AI chưa bao giờ giảm.

Người phụ nữ này có lẽ là người mà Jensen Huang (Hoàng Nhân Huân - Chủ tịch của NVIDIA) và Sam Altman (cựu chủ tịch của OpenAI) cảm ơn nhất. Nếu không có cô ấy, Hoàng Nhân Huân có lẽ vẫn chỉ là một người bán bo mạch trò chơi, còn Sam Altman cũng sẽ chỉ là một nhà đầu tư không có danh tiếng, và có lẽ cũng sẽ không có làn sóng AI làm dậy sóng cả thế giới như hiện nay.

Người phụ nữ ấy là Lý Phi Phi, thế giới đặt cho cô ấy biệt danh "mẹ đỡ đầu của AI", chính cô là người đã tạo ra cơ sở chú thích ImageNet, mở ra bước đột phá cho nghiên cứu AI vốn không có nhiều tiến triển trong nhiều năm. Việc nghiên cứu chuyên sâu hơn về AI cũng bắt đầu từ đây.

Từ nhân viên rửa bát trở thành ‘nữ tướng AI’, huyền thoại của giới công nghệ: Chủ tịch NVIDIA và OpenAI còn phải kính nể- Ảnh 1.

Lý Phi Phi

Xuất chúng là vậy, nhưng xuất phát điểm của người phụ nữ tài năng góp phần thay đổi thế giới này lại là một nhân viên rửa bát. Sau khi hiểu hơn về con đường phản công của cô ấy, có lẽ bạn sẽ lại tin rằng, khả năng luôn tồn tại.

Năm 16 tuổi, Lý Phi Phi theo cha mẹ di cư tới Mỹ, một gia đình khá giả bỗng rơi vào cảnh nghèo khó.

Năm 19 tuổi, cô thi đỗ vào Đại học Princeton, trở thành sinh viên duy nhất trong năm đó giành được học bổng Martin Dale. Năm 23 tuổi, cô tiếp tục theo học chương trình thạc sỹ tại Viện công nghệ California, nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo và nhận dạng hình ảnh.

Trong vòng 10 năm, Lý Phi Phi cùng các cộng sự của mình sáng lập và phát triển ImageNet, giúp máy móc lần đầu tiên có khả năng "nhìn". Năm 33 tuổi, cô trở thành phó giáo sư tại Đại học Stanford. Năm 41 tuổi, cô được Google mời về làm Phó chủ tịch của CloudAI, sau đó lập nên Trung tâm AI của Google tại Trung Quốc.

Năm 44 tuổi, cô trở thành thành viên của Học viện kỹ thuật Quốc gia Hoa Kỳ và Học viện Y Khoa Quốc gia Hoa Kỳ, trở thành Phó Chủ tịch của Twitter. 

Từ một người di cư trở thành huyền thoại trong giới công nghệ, Lý Phi Phi đã trải qua những gì và đâu là những điều tạo nên người phụ nữ tài giỏi này ngày hôm nay?

Đáp án là sự "tự tin" và "nhiệt huyết".

Từ nhân viên rửa bát trở thành ‘nữ tướng AI’, huyền thoại của giới công nghệ: Chủ tịch NVIDIA và OpenAI còn phải kính nể- Ảnh 2.

Sự "tự tin" và "nhiệt huyết" là hai thứ theo cô suốt con đường

Hành trình truyền cảm hứng của Lý Phi Phi bắt đầu từ vị trí nhân viên rửa bát cho một nhà hàng người Hoa.

Năm 1996, khi mới chuyển tới nước Mỹ, vì gia cảnh khó khăn, Lý Phi Phi đi làm từ khá sớm. Mỗi ngày cô làm việc 12 tiếng, lương cho mỗi tiếng làm việc là 2 USD (khoảng 47 ngàn). Trong khoảng thời gian làm việc tại nhà hàng, Lý Phi Phi thường dùng thời gian rảnh để đọc các tác phẩm kinh điển. Khi đó quản lý cửa hàng thường xuyên phàn nàn và châm biếm cô, "với những người thuộc tầng lớp như cô, có trí tưởng tượng cũng là thừa thãi thôi." Nhưng Lý Phi Phi để ngoài tai những lời nói đó, cô luôn tin tưởng vào bản thân, và cũng luôn tin tưởng vào sức mạnh của tri thức cũng như việc đọc sách.

Sau đó, mỗi ngày cô chỉ ngủ 4 tiếng, và dành được số điểm cao trong kì thi SAT, thành công thi đỗ vào Đại học Princeton.

Năm 2000, sau khi tốt nghiệp, cô đã đưa ra một quyết định dũng cảm, từ bỏ công việc nhiều người mơ ước tại Goldman Sachs, lựa chọ nghiên cứu sâu hơn vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và nhận dạng hình ảnh mà bản thân luôn yêu thích.

Tất cả mọi người đều cho rằng việc cô làm là thừa thãi và không có kết quả, vì khi đó, việc nghiên cứu AI vẫn dậm chân tại chỗ trong nhiều năm, các nhà khoa học đã nỗ lực nghiên cứu nâng cao mô hình và thuật toán nhưng vẫn không thu được kết quả.

Có người hoài nghi, châm chọc cô nói một người gốc Hoa như cô không thể tạo nên thành tựu. Nhưng Lý Phi Phi lại không nghĩ như vậy, cô nhận thấy rằng sở dĩ việc nghiên cứu AI không có tiến triển đó là vì các nhà khoa học chỉ quan tâm tới mô hình và thuật toán, mà xem nhẹ tầm quan trọng của dữ liệu.

Lấy nhận dạng hình ảnh làm ví dụ, nếu muốn máy móc nhận dạng được nhiều hình ảnh hơn, vậy thì hãy "cho máy móc ăn" thật nhiều những bức ảnh có chú thích.

Cứ như vậy, giữa muôn vàn lời khuyên ngăn, Lý Phi Phi bắt đầu nghiên cứu của mình. Không xin được kinh phí cho nghiên cứu, cô giảm bớt chi tiêu, tự đầu tư cho công việc nghiên cứu nền tảng. Mời các sinh viên của Đại học Princeton làm chú thích cho các bức ảnh sẽ mất tới 19 năm, vì vậy cô nghĩ tới việc nhờ nguồn lực cộng đồng, cô phân phát lương của mình cho 48000 tình nguyện viên trên khắp thế giới. Hơn một năm sau, kho dữ liệu chú thích lớn nhất thế giới, ImageNet, chính thức ra đời, mở ra bước đột phá cho nghiên cứu AI vốn đã im lìm trong nhiều năm.

Từ nhân viên rửa bát trở thành ‘nữ tướng AI’, huyền thoại của giới công nghệ: Chủ tịch NVIDIA và OpenAI còn phải kính nể- Ảnh 3.

Khi tất cả mọi người đều nghĩ Lý Phi Phi sẽ kiếm ra được một số tiền khổng lồ từ ImageNet, cô liền tuyên bố kho hình ảnh là nguồn mở.

Cô yêu thích công việc nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, nhưng cũng hiểu rằng chỉ dựa vào một mình bản thân sẽ khó có thể tạo ra thay đổi rộng lớn, cứ như vậy, cô đưa ra quyết định lớn thứ hai, tổ chức một thử thách nhận dạng hình ảnh quy mô lớn, khuyến khích những người tham gia sử dụng thư viện hình ảnh ImageNet để thiết kế các thuật toán nhận dạng hình ảnh có độ chính xác cao.

Năm 2012, AlexNet do nhà khoa học máy tính Geoffrey Hinton và các sinh viên của mình phát triển đã giành giải nhất trong cuộc thi, nâng độ nhận biết chính xác lên 10%, điều này có nghĩa là máy móc không chỉ có khả năng "nhìn" mà còn nhìn rất rõ nét. Nhờ vào thành quả của Lý Phi Phi, các ông lớn của ngành công nghệ như Google, Amazon, Facebook bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của nhận dạng thị giác máy. Nghiên cứu sâu hơn về AI cũng bắt đầu từ đây.

Năm 2014, nhận biết khuôn mặt bằng máy có độ chính xác cao hơn con người.

Năm 2016, AlphaGo chiến thắng quán quân cờ vây lúc bấy giờ Lee Sedol.

Năm 2022, sự ra đời của ChatGPT khiến cả thế giới ý thức được tiềm năng mạnh mẽ của AI.

Và nền tảng cho tất cả những điều này đều xuất phát từ Lý Phi Phi và ImageNet của mình.

Rất nhiều người cho rằng trong tương lai, Lý Phi Phi rất có thể trở thành ứng cử viên tiềm năng cho giải thưởng Nobel, đáp lại điều này, Lý Phi Phi chỉ mỉm cười và tự tin đáp, "Nếu được nhận giải Nobel, tôi sẽ nhận nó với tư cách là người Trung Quốc".

Hiện tại, dù được tung hô và ca ngợi không ít, nhưng Lý Phi Phi không bị tiền bạc và danh lợi cám dỗ, tình yêu mà cô giành cho AI chưa bao giờ giảm. Gần đây, cô thống báo sẽ thành lập một công ty mới, sử dụng công nghệ xử lý hình ảnh để thúc đẩy AI cho khả năng suy luận nâng cao, hiện thực hóa "trí tuệ không gian" tiên tiến hơn.

Trên thế giới này, tuy có vô số người tranh giành vì hai chữ "danh lợi", nhưng vẫn luôn tồn tại những người như Lý Phi Phi, những con người luôn kiên trì với niềm tin và nhiệt huyết của bản thân, những con người có khát khao cao cả, mong muốn cùng nhiều người hơn khám phá ra những điều chưa biết.

Diệu Đan

Cùng chuyên mục
XEM