Từ chỗ không có đủ tiền để mua 1 chiếc Rolex, chàng trai 31 tuổi đã xây dựng cả một hãng đồng hồ triệu đô

21/06/2016 08:47 AM | Kinh doanh

Trả lời tạp chí Veckans Affärer, Tysander cho biết ai cũng có thể trở thành một doanh nhân thành đạt, chỉ cần chịu bỏ thời gian và một chút may mắn.

Năm 2006, Filip Tysander đi xách ba lô lên và đi phượt khắp châu Á và tình cờ gặp một người bạn đồng hành tên là Daniel Wellington. Thời gian đó, smartphone vẫn chưa phổ biến như hiện nay và mọi người vẫn cần có một chiếc đồng hồ để xem giờ. Sau vài lần tiếp xúc, Tysander bắt đầu bị cuốn hút bởi chiếc đồng hồ dáng vẻ kỳ lạ của Wellington. Nó được kết hợp bởi dây đeo NATO Strap (chứ không phải làm bằng da như kiểu đồng hồ phổ biến) và mặt đồng hồ hiệu Rolex .

Xuất phát từ nguồn cảm hứng ấy với 15.000 USD trong tay, anh đã thành lập một thương hiệu đồng hồ cho riêng mình. Hiện nay, Daniel Wellington (DW) đã không còn là một chiếc đồng hồ chắp vá mà nó đã trở thành một hãng thời trang cao cấp với doanh thu hàng năm lên tới 180 triệu đô và biên lợi nhuận 5%.

Tuy nhiên, chẳng có thành công nào tự dưng đến sau một đêm. Sau chuyến đi Úc lịch sử, Tysander quay trở về Thuỵ Điển và bị sa thải. Thay vào đó, anh đăng ký tham dự một khoá học kinh doanh và bán cà vạt và đồng hồ nhựa trên mạng. Công việc kinh doanh này cũng đem lại cho anh 24.000 USD vào năm tốt nghiệp để đầu tư lần thứ 3. Kể từ đây, anh bắt đầu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời mình.

Công thức làm nên thành công của chàng sinh viên trẻ là: giá rẻ + dáng vẻ thời trang + chiến lược truyền thông đúng đắn.

Giám đốc kinh doanh của DW tại Mỹ cho biết: "Sản phẩm của chúng tôi được lấy cảm hứng từ chiếc đồng hồ của thế giới thượng lưu nhưng lại có giá rất phải chăng. Tâm nguyện của chúng tôi là mong muốn tất cả mọi người đều có thể đeo đồng hồ DW."

4 năm trước, Tysander đầu tư 15.000 USD để thành lập DW. Chỉ 2 năm sau, công ty đã bán được hơn 1 triệu chiếc và thu về 70 triệu USD. Năm 2016, Tysander dự kiến đạt doanh thu 220 triệu USD. So sánh với các ông lớn trong ngành, Rolex dự kiến doanh thu 5 tỷ USD trong khi Tag Heuer kỳ vọng đạt 1 tỷ USD nếu mỗi bên có thể bán được 1 triệu chiếc. Điều đó cho thấy, ít nhất là ở thời điểm hiện tại tốt nhất là bán đồng hồ cực đắt hoặc là cực rẻ.

Đối thủ cạnh tranh với DW ở phân khúc giá 100-500 USD thì vô kể, nhưng thiết kế chủ yếu quay về thập kỷ 80, 90 trong khi DW lại mang dáng vẻ của hiện đại. Giám đốc Bedrock Manufacturing - công ty mẹ của hãng đồng hồ Shinola nhận định: "Thường thì thiết kế đồng hồ sở hữu giá trị cốt lõi trong một mùa nhưng lại có thể bị thất sủng trong mùa tiếp theo."

Thương hiệu đồng hồ rẻ tiền của anh nhanh chóng thành công không chỉ vì kiểu dáng mới mẻ, giá thành thấp mà còn vì Tysander đã nhìn thấy một mảnh đất màu mỡ mà chưa có ai chạm chân đến. Đó là truyền thông xã hội.

Là kẻ tiên phong trong ngành sử dụng chiến lược marketing đánh vào truyền thông đại chúng, thương hiệu đồng hồ Daniel Wellington đã thu hút được sự chú ý của đông đảo bạn trẻ. Khoe đồng hồ DW trên mạng xã hội trở thành trào lưu. Hiện nay, thương hiệu DW đã có hơn 2 triệu người theo dõi trên Instagram.

Trả lời tạp chí Veckans Affärer, Tysander cho biết ai cũng có thể trở thành một doanh nhân thành đạt, chỉ cần chịu bỏ thời gian và một chút may mắn. Anh cũng nhắn nhủ các bạn trẻ nên cân nhắc ý kiến của nhà văn Malcolm Gladwell rằng hãy bỏ ra 10.000 giờ làm thực tập sinh để hiểu thế giới kinh doanh đang vận hành như thế nào.

Theo Anh Sa

Cùng chuyên mục
XEM