Từ chỗ chẳng có mấy ảnh hưởng, Tết nguyên đán đã có tác động mạnh đến nền kinh tế thế giới như thế này đây

28/01/2017 08:21 AM | Xã hội

Cách đây nhiều thập kỷ, có lẽ người ta sẽ chẳng thấy mấy thấy tác động của Tết nguyên đán lên kinh tế thế giới. Thế nhưng giờ đây, nhờ vào sự lớn mạnh của các nền kinh tế phương Đông mà điển hình là Trung Quốc, Tết nguyên đán trở thành một dịp mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài phải "ngán ngẩm"

Tết nguyên đán là một dịp lễ cổ truyền ở các nước Phương Đông. Hiện nay, dịp lễ này được một số nước ở châu Á công nhận là ngày lễ chào năm mới chính thức, trong đó có Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên, Singapore, Mông Cổ…và đặc biệt là Trung Quốc.

Nhiều thập kỷ trước đây, kỳ nghỉ năm mới này do có độ phủ sóng còn nhỏ trong các quốc gia châu Á nên đã hầu như không gây bất cứ tác động nào nên nền kinh tế thế giới.

Thế nhưng giờ đây, với sự lớn mạnh của các nền kinh tế phương Đông mà đặc biệt là của Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – tác động của Tết nguyên đán lên kinh tế thế giới đã rõ ràng hơn rất nhiều. Thậm chí, so sánh với dịp lễ cuối năm và Giáng sinh ở các nước phương Tây, tác động của Tết nguyên đán là không hề kém gì.

Dưới đây là những cách mà Tết nguyên đán đã tác động, dù ít, dù nhiều, đến kinh tế toàn thế giới trong những năm vừa qua.

1. Các nhà máy “đóng băng”

Một hình ảnh phổ biến của Tết là cảnh tượng rất nhiều nhà máy đóng cửa để cho công nhân về với gia đình. Cùng với đó, những cuộc di dân khổng lồ từ các thành phố về đến các miền quê sẽ diễn ra.

Với cảnh lũ lượt về quê ăn Tết đó, giống như để chốt sổ cuối năm, các công nhân tại các nhà máy thường làm việc với năng suất cao hơn những ngày thường vào thời điểm cận Tết nhằm giải quyết hết số đơn hàng của năm cũ. Tâm lý cố gắng hoàn thành hết việc của năm cũ này khiến điều trên không chỉ diễn ra ở Trung Quốc mà còn được thấy ở nhiều nước châu Á đón Tết nguyên đán khác.

Thế nhưng khi ra Tết, câu chuyện lại diễn ra khác hẳn. Dù đã hết nghỉ Tết nhưng các công ty, nhà máy thường phải mất tới 1-2 tuần mới trở lại guồng quay làm việc như cũ. Đó là chưa kể ở nhiều nước, ra Tết là thời điểm vàng để các người lao động nhảy việc, tạo ra sự xáo trộn về nhân sự ở nhiều công ty.

Tất cả những điều này đã gây ra một “cơn nhức đầu” cho nhiều nhà bán lẻ và nhà nhập khẩu nước ngoài mà nguồn hàng dựa vào Trung Quốc và các nước lân cận.

Cụ thể, trước Tết, các đối tác phương Tây sẽ thường xuyên được các công ty vận tải biển ở Trung Quốc hay các nước khác cảnh báo rằng nếu không đặt đơn hàng 2 tuần trước Tết thì hàng ắt sẽ bị chậm trễ tới cả tháng trời.

Điều đó là bởi vì thời điểm 2 tuần trước Tết là thời điểm hệ thống vận chuyển phải hoạt động với cường độ cao và thường xuyên tắc nghẽn. Thời gian 2 tuần này cộng thêm với 2 tuần nghỉ Tết cũng chính vừa 1 tháng.

2. Những thị trường chứng khoán đồ sộ bỗng trở nên “yên ắng”

Tết nguyên đán đến cũng sẽ là lúc những thị trường chứng khoán tại các quốc gia đón Tết ngừng giao dịch trong gần cả tuần trời.

Những sàn chứng khoán này bao gồm một thị trường đồ sộ ở Trung Quốc đại lục, sẽ nghỉ trong 1 tuần. Các thị trường rất sôi động như tại 2 trung tâm tài chính là Hồng Kông và Singapore cũng sẽ tạm nghỉ, dù thời gian ít hơn 1 tuần.

Cùng với đó, nhiều quốc gia có quy mô thị trường nhỏ hơn cũng tạm đóng cửa thị trường chứng khoán vào thời gian này là Hàn Quốc hay Việt Nam. Các nước như Malaysia hay Indonesia dù theo đạo Hồi nhưng cũng sẽ bị ảnh hưởng do những người dân gốc Hoa ở 2 nước này thì nghỉ ăn Tết nguyên đán.

Những điều này sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư nước ngoài sẽ giãn hoạt động kinh doanh của mình trong các tháng Tết tại các thị trường châu Á. Điều này giải thích vì sao khi ra Tết, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều đón nhận dòng vốn ngoại không cao.

Trong Tết thì đóng cửa gần tuần lễ, còn trước Tết thì ắt là thị trường nào cũng sẽ giảm điểm do nguồn cung tăng đột biến.

Theo ông Andrew Sullivan, giám đốc công ty chứng khoán Haitong tại Hồng Kông cho biết : “Giao dịch khối lượng thường theo kiểu ''nhả ra” trong khoảng ba ngày làm việc trước khi bắt đầu kỳ nghỉ” (ám chỉ nguồn cung tăng mạnh).

Điều này đến từ tâm lý của các nhà đầu tư rằng muốn bán bớt các tài sản tài chính đi, thu về tiền mặt, qua đó dùng để sắm sửa cho cái Tết cổ truyền.

3. Tác nhân làm thay đổi các phân tích kinh tế

Nếu như với các nước phương Tây, các nhà kinh tế sẽ lấy số liệu trong năm bắt đầu từ tháng 1 cho đến tháng 12 dương lịch và xem xét bình đẳng số liệu mỗi tháng thì ở các nước đón Tết, họ sẽ gặp một bài toán khó hơn.

Tết Nguyên đán là dịp thường rơi vào thời điểm giữa của một năm dương lịch, hơn nữa nó là dịp dài ngày nên những cách lấy số liệu nêu trên của các nhà kinh tế nhiều khi là không chính xác. Cụ thể, nhiều chuyên gia cho rằng các số liệu từ đầu tháng 1 dương lịch cho đến Tết nguyên đán nếu tính vào có thể làm “tàn phá” những dự báo kinh tế.

Thậm chí, ở Trung Quốc, các nhà kinh tế còn thận trọng đến mức bỏ qua số liệu của tháng 1, tháng 2 và chỉ đánh giá từ số liệu của tháng 3. Điều này là hợp lý vì nhiều khi cho tới tháng 3 của một năm, người lao động mới thực sự vào guồng quay làm việc.

Chuyên gia Julian Evans-Pritchard đến từ hãng Capital Economics phân tích: “Chúng tôi luôn luôn cảnh báo về tác động CNY và nguy cơ của việc đọc quá nhiều số liệu về đồng tiền này vào thời điểm này trong năm đến các dự báo” (ý nói thời điểm trước Tết nguyên đán).

Ông phân tích thêm: “Không chỉ tỷ giá, yếu tố thời gian này ảnh hưởng đến hầu hết các dữ liệu kinh tế khác của Trung Quốc trong thời gian tháng 1 và tháng 2 dương lịch mối năm. Các số liệu của các thị trường lân cận Trung Quốc khác cũng sẽ bị ảnh hưởng do tính phụ thuộc của các thị trường đó vào nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này”.

Vượng Lê

Cùng chuyên mục
XEM