Truy cập internet phải trở thành một quyền cơ bản của con người

01/09/2018 19:30 PM | Sống

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc phổ cập internet cho toàn dân cũng quan trọng và cấp thiết không kém công cuộc phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của ngành giáo dục. Mark Zuckerberg, nhân vật số 1 của Facebook từng nhiều lần khẳng định “truy cập internet phải trở thành một quyền cơ bản của con người”.

Thế giới nóng bỏng với cuộc đua phổ cập internet

Phổ cập internet di động mang lại những hiệu quả xã hội lớn lao không thể chối cãi. Internet đang ứng dụng vào mọi ngóc ngách của đời sống, từ giáo dục, y tế, giao thông… tới xây dựng chính phủ điện tử.

Trong lĩnh vực giáo dục, học trực tuyến đang được áp dụng song song với phương thức giảng dạy truyền thống; mối liên hệ giữa nhà trường- phụ huynh- học sinh cũng được kết nối qua các ứng dụng công nghệ thông tin, mang lại sự thuận tiện vượt bậc.

Truy cập internet phải trở thành một quyền cơ bản của con người - Ảnh 1.

Với y tế, internet giúp phát triển hình thức khám chữa bệnh từ xa đến việc quản lý bệnh nhân, liên thông dữ liệu giữa các tuyến, liên thông với bảo hiểm xã hội để thanh toán bảo hiểm y tế… Internet cũng đóng vai trò quan trọng đối với chủ trương xây dựng Chính phủ điện tử, là nền tảng để cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, đơn giản hóa thủ tục hành chính…, tiết kiệm thời gian, công sức cho người dân.

Lợi ích từ internet là quá lớn, vì lẽ đó, các ông lớn công nghệ trên thế giới như Microsoft, Google, Facebook đều đang dốc sức cho mục tiêu chung của toàn cầu là “dân chủ hóa quyền truy cập internet cho mọi đối tượng ở mọi nơi”. Microsoft tài trợ cho 12 doanh nghiệp khởi nghiệp đến từ 11 quốc gia khác nhau, nhằm giúp những công ty này tìm ra phương thức phủ sóng internet với giá thành rẻ nhất đến với mọi người trên khắp hành tinh. Trong khi đó, Google đầu tư đến 3 tỷ USD để chế tạo 180 vệ tinh cỡ nhỏ công suất cao nhằm đưa Internet tới các khu vực chưa được phục vụ trên thế giới. Còn Facebook cũng đầy hoài bão với kế hoạch đưa 10.000 chiếc máy bay Aquila lên bầu trời, tạo thành một mạng lưới vệ tinh tầm thấp khổng lồ cho toàn cầu. Và thông tin được truyền tải trong mạng lưới này không phải bằng sóng radio như thông thường, mà là bằng tia laser. “Bảo đảm quyền truy cập internet là điều cần thiết để có được sự công bằng và cơ hội cho mọi người. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng cứ có thêm 10 người được truy cập internet thì sẽ có 1 người thoát khỏi đói nghèo”, Zuckerberg khẳng định.

Tại hội thảo "Chiến lược phát triển mạng băng rộng và các ứng dụng cho nông thôn Việt Nam", ông Victor Mulas - đại diện Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho biết: "Tại Sri Lanka và Lebanon, các chính phủ đều có những chương trình thúc đẩy phát triển ứng dụng di động. Còn Philippines đã thành công khi tạo ra ứng dụng thông tin thị trường, hướng dẫn phun thuốc trừ sâu... qua tin nhắn, qua mạng cho người dân. Hệ quả là cuộc sống của người dân nông thôn tốt hơn rất nhiều".

Việt Nam không đứng ngoài cuộc

Truy cập internet phải trở thành một quyền cơ bản của con người - Ảnh 2.

Cả thế giới đang nóng bỏng với cuộc đua phổ cập internet di động, Chính phủ Việt Nam cũng như các nhà cung cấp dịch vụ internet lớn nhất như Viettel, VNPT, FPT đương nhiên cũng không đứng ngoài xu thế. Trong đó phải kể đến Viettel với vùng phủ 3G/4G lên tới 95% dân số , hiện đang là nhà mạng duy nhất có thể cung cấp internet di động đến cả vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và hải đảo… đó cũng là yếu tố then chốt đưa Việt Nam tiệm cận mức phổ cập internet cao nhất, tương đương với những quốc gia phát triển.

Nhà mạng này cũng không giấu diếm quyết tâm hiện thực hóa khát vọng mỗi người dân có một chiếc điện thoại thông minh có thể kết nối internet tốc độ cao để làm việc, học tập, và giải trí cũng như mọi tiện ích của cuộc sống.

Truy cập internet phải trở thành một quyền cơ bản của con người - Ảnh 3.

Nhưng có một nghịch lý, thực tế vẫn còn tới 1/3 dân số Việt Nam chưa từng dùng data. Trăn trở của nhà mạng luôn đi tiên phong là làm thế nào để internet di động được đến với mọi người, mọi nhà ngay lập tức được hiện thực hóa bằng hành động. Chương trình “30 triệu GB data cho mọi người” đã được triển khai và nhanh chóng được lan tỏa bởi ý nghĩa xã hội tích cực.

Truy cập internet phải trở thành một quyền cơ bản của con người - Ảnh 4.

Có thể nói, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để phổ cập internet trên di động khi mạng 3G/4G phủ sóng tới 95% dân số, tỷ lệ người dùng smartphone trên tổng số người dùng di động tăng gần 30% giai đoạn 2012 - 2017 và có xu hướng tăng 8-10% mỗi năm trong các năm tới (theo Hiệp hội Viễn thông GSMA).

Cơ hội này có thể sớm hiện thực hóa hay không, xin mượn lời ông Nguyễn Việt Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Viettel: “Phổ cập internet trên di động là một mục tiêu lớn và mang nhiều ý nghĩa với Việt Nam khi chúng ta đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Để hiện thực hóa điều này, cần sự chung tay của toàn xã hội. Đối với từng cá nhân là tặng lại máy smartphone cũ cho những người chưa có hoặc hướng dẫn cách dùng internet trên di động. Đối với các doanh nghiệp viễn thông là cung cấp hạ tầng và dịch vụ internet chất lượng cao ở mọi nơi. Và để góp phần nhỏ trong mục tiêu lớn này, Viettel dành tặng khách hàng 30 triệu GB data miễn phí. Chúng tôi mong muốn khách hàng cùng chung tay để lan tỏa chương trình, đem đến cơ hội sử dụng internet trên di động tới hàng triệu người trên khắp Việt Nam”.

Để tham gia chương trình “30 triệu GB data cho mọi người”, khách hàng đang sử dụng dịch vụ di động trả trước hoặc trả sau của Viettel chỉ cần soạn Số điện thoại (ví dụ 0989...) gửi 191. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể thực hiện thao tác *098# hoặc truy cập ứng dụng MyViettel để tham gia chương trình.

A.D

Từ khóa:  công nghệ
Cùng chuyên mục
XEM