Trung Quốc nhắm thẳng vào lĩnh vực Mỹ không thể sản xuất dù chỉ 1 gram: nước láng giềng dễ thành 'cứu tinh' cho nguyên liệu chiến lược này

22/04/2025 09:16 AM | Quốc tế

Trung Quốc mở rộng kiểm soát xuất khẩu các nguyên tố đất hiếm vào đầu tháng 4 đang khiến nhiều quốc gia lo ngại cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng diện rộng.

New York Times đưa tin, Trung Quốc gần đây tuyên bố ngừng xuất khẩu 6 nguyên tố đất hiếm tinh chế hoàn toàn tại Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ dừng xuất khẩu nam châm đất hiếm chuyên dụng mạnh – các vật liệu đóng vai trò then chốt trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao như xe điện, robot và thiết bị quân sự.

Động thái này khiến các quốc gia phương Tây, vốn đã tìm cách giảm phụ thuộc vào Trung Quốc trong nhiều năm, buộc phải đẩy nhanh quá trình tìm kiếm nguồn cung thay thế đáng tin cậy. Trong đó, Canada đang nổi lên như một điểm đến tiềm năng.

Là quốc gia có truyền thống khai khoáng lâu đời, Canada hiện là nơi đặt trụ sở của khoảng một nửa số công ty khai khoáng niêm yết trên thế giới, với hơn 200 mỏ đang hoạt động. Trung Quốc hiện là nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất, nhưng theo chính phủ Canada, trữ lượng lớn nhất lại nằm tại Canada. Một số nguyên liệu như than luyện cốc và nickel đã được khai thác ở quy mô thương mại và 1% trong số này được xuất khẩu.

Tuy nhiên, ưu tiên trước mắt của Canada vẫn là đáp ứng nhu cầu nội địa, khiến EU khó có thể tiếp cận nguồn cung trong ngắn hạn. Ngoài ra, khai thác nguyên liệu là một quá trình dài hơi – trung bình mất khoảng 15 năm từ khi lên kế hoạch đến lúc đưa vào khai thác. Một số tỉnh bang tại Canada đang cam kết rút ngắn quy trình phê duyệt nhằm ứng phó với bất ổn thương mại toàn cầu, nhưng điều này vẫn cần thời gian.

Dù đang muốn giảm phụ thuộc, nhưng thực tế là Trung Quốc vẫn có ảnh hưởng đáng kể trong ngành khai khoáng Canada. Nhiều dự án lớn được tài trợ bởi các công ty Trung Quốc, trong đó các tập đoàn nhà nước nắm cổ phần lớn ở hai công ty khai khoáng lớn nhất của Canada. Công ty Shenghe gần đây mua cổ phần tại mỏ đất hiếm duy nhất của Canada, trong khi Sinomine – một công ty khác của Trung Quốc – vận hành một mỏ lithium và duy nhất một mỏ cesium tại Bắc Mỹ.

Khai thác mỏ thường rất tốn kém và mang nhiều rủi ro, trong khi tính khó lường của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạo ra bất ổn trên thị trường toàn cầu, điều này khiến các nhà đầu tư e ngại. Trong thời kỳ không chắc chắn, các công ty thường dè dặt khi đầu tư.

Để bảo vệ lợi ích chiến lược, từ cuối năm 2022, chính phủ Canada đã yêu cầu tất cả các khoản đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nguyên liệu thô phải qua rà soát an ninh quốc gia. Canada thậm chí đã buộc ba công ty Trung Quốc thoái vốn khỏi hai công ty thăm dò lithium trong nước.

Bên cạnh việc siết kiểm soát, Canada cũng triển khai các chính sách thúc đẩy khai thác nội địa, bao gồm ưu đãi thuế và tài trợ một phần. Tuy vậy, phần lớn vốn vẫn sẽ đến từ khu vực tư nhân. Điều này đòi hỏi sự ổn định chính sách và niềm tin thị trường – hai yếu tố từng bị lung lay dưới thời Tổng thống Donald Trump do sự bất định trong chính sách thương mại của Mỹ.

Dù từng muốn giảm phụ thuộc vào Mỹ, nhưng trên thực tế, Canada vẫn đang xuất khẩu phần lớn nguyên liệu thô sang Mỹ hoặc đưa sang Mỹ để tinh chế. Theo chuyên gia Inga Carry, trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đối tác vẫn kéo dài, nhiều nhà sản xuất Canada đang tìm cách mở rộng sang thị trường châu Âu.

Tuy nhiên, Carry cũng lưu ý rằng Trung Quốc đã tạo ra gần như thế độc quyền về nhiều nguyên liệu quan trọng. Do đó, dù có sự hỗ trợ chính sách từ cả EU và Canada, việc đạt được tự chủ hoàn toàn về nguyên liệu trong ngắn và trung hạn vẫn là điều cần phải tính toán kỹ.


Theo Khánh Vy (theo DW)

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Làm phẳng cấu trúc: Bên trong chiến lược khiến 8.000 nhân viên Microsoft mất việc chỉ trong 5 tháng, nhiều big tech khác cũng đang áp dụng

Xu hướng của các Big Tech hiện nay như Amazon, Google và Microsoft là giảm bớt các vai trò quản lý cấp trung để tập trung nguồn lực cho kỹ sư và các cá nhân đóng góp chính.

Vietnam Airlines triệu tập gấp ĐHĐCĐ, bàn 2 chuyện cực kỳ quan trọng

Vietnam Airlines triệu tập đại hội cổ đông bất thường ngày 15/5 để trình kế hoạch tăng vốn điều lệ và dự án trị giá gần 93.000 tỷ đồng.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội ngàn năm hay thách thức thế kỷ?

"Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là cơ hội ngàn năm có một, nhưng nếu không sẵn sàng, nó cũng có thể là thách thức thế kỷ đối với ngành xây dựng Việt Nam nói chung và nhà thầu trong nước nói riêng" - ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam - cho hay.

Chính thức: VinSpeed của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đăng ký đầu tư dự án đường sắt Bắc - Nam

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao tốc VinSpeed đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam và sẽ chịu trách nhiệm thu xếp 20% tổng vốn đầu tư của dự án, tương đương 312,33 nghìn tỷ đồng (khoảng 12,27 tỷ USD).