Trung Quốc chấp nhận đơn xin phá sản của một loạt công ty "xác sống"
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, Trung Quốc đang tăng cường nỗ lực giảm bớt gánh nặng cho các công ty vỡ nợ trái phiếu với việc chấp nhận một loạt các đơn xin phá sản.
Các toà án địa phương đã chấp nhận hoặc có kế hoạch chấp nhận ít nhất 5 đơn xin phá sản từ các công ty không thanh toán được các khoản trái phiếu phát hành công khai kể từ đầu tháng 11. Con số này gần như tương tự với con số của 4 năm trước. Cơ quan hoạch định đứng đầu Trung Quốc đã kêu gọi các quan chức địa phương xoá sạch nợ của các công ty có công suất dư thừa hoặc không có khả năng thanh toán vào năm 2020.
Tin xấu ở đây là một số trái chủ có thể sẽ nhận lại khoản thanh toán được như dự đoán. Còn điều lạc quan là khả năng giải quyết nhanh chóng khi các thủ tục của toà án tiếp nhận từ các cuộc thương lượng. Và quá trình này sẽ cho cả chủ nợ lẫn "con nợ" cơ hội có thêm kinh nghiệm trong việc điều chỉnh quan hệ bên nợ - chủ nợ, chỉ chưa đầy 4 năm sau khi Trung Quốc chấp nhận khái niệm "vỡ nợ" trong thị trường trái phiếu lớn thứ 3 thế giới.
"Các trái chủ có thể phải đối mặt với những tổn thất đáng kể sau quá trình xin phá sản, nhưng điều quan trọng hơn là họ có thể học cách đấu tranh cho quyền lợi của mình thông qua hệ thống pháp lý và lựa chọn như thế nào đối với các bản đề nghị phá sản", Ivan Chung, chuyên gia tại Moody's Investors Service Hồng Kông, cho biết.
Cũng như nhiều sự việc khác ở Trung Quốc, định hướng của chính phủ có thể đang đứng đằng sau chính sách cải tiến mới nhất, các chuyên gia kinh tế cho hay. Trung Quốc đang khuyến khích phát triển một hệ thống tài chính trong đó có việc định giá đầu cơ chênh lệch giá xuống (bear call spread) liên quan nhiều hơn tới rủi ro của người đi vay. Chính quyền địa phương và trung ương trong nhiều thập kỷ đã chuyển sang hỗ trợ hoặc hối thúc các chủ nợ nhằm hỗ trợ các công ty đang gặp khó khăn. Sự sụp đổ của những công ty này có thể gây ra tình trạng thất nghiệp hoặc bất ổn xã hội.
"Thông thường, chính quyền địa phương chỉ cho phép các công ty hoặc chủ nợ nộp đơn xin phá sản nếu họ không thể đi đến thoả thuận với các tổ chức tài chính và các chủ nợ khác sau một thời gian dài thương lượng", Chen Sheng, đối tác cấp cao của Rolmax, một công ty luật của Trung Quốc, cho hay.
Ông nói, một số chủ nợ có thể sẽ phải chịu những tổn thất lớn hơn họ dự đoán. Tỷ lệ thu hồi trung bình đối với các chủ nợ không cần thế chấp bảo đảm trong các trường hợp thanh khoản tài sản là 10 đến 15%.
Các khoản vỡ nợ trái phiếu trong năm 2018 đạt mức cao kỷ lục
Luật phá sản của Trung Quốc đã tồn tại hơn một thập kỷ, dù các vụ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp trong thời kỳ hiện đoạn chỉ mới bắt đầu xuất hiện vào năm 2014. Năm nay, các nhà phát hành đã phải loại bỏ các khoản thanh toán với con số cao kỷ lục - 103 tỷ NDT trái phiếu địa phương, khiến cho nhu cầu đối với các thủ tục rõ ràng tăng cao. Các kế hoạch giải quyết đối với 3 trái phiếu quá hạn đã được công khai sau khi bước vào quá trình tái cơ cấu, với Dongbei Special Steel Group là trường hợp nổi tiếng nhất.
Trong một tuyên bố hồi đầu tháng này, Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc đã khuyến khích chính quyền và toà án địa phương phối hợp và hỗ trợ việc chấp nhận đơn xin phá sản. Việc ở trong tình thế "nguy hiểm" đang giúp các ngành công nghiệp nước này xoá bỏ những bộ phận kém năng suất, cải thiện năng suất và việc định giá.
"Đi đến giải pháp sử dụng các thủ tục phá sản là một cách thức hiệu quả để các trái chủ bảo vệ quyền lợi của họ, dù rất tốn thời gian và tỷ lệ thu hồi là không chắc chắn", Sun Chao, phó tổng giám đốc chứng khoán tại Chứng khoán Trường Giang, Thượng Hải, nói. Ông cho biết thêm: "Không có vấn đề gì nếu các nhà phát hành cuối cùng phải tái cơ cấu, thanh toán mọi khoản nợ để dừng việc kinh doanh và các trái chủ có thể thu hồi lại được một khoản nào đó."