Trứng đắt gấp 4, 5 lần so với thị trường nhưng luôn cháy hàng: Bí quyết của CEO 68 tuổi là ‘đừng cố làm giàu’!

08/11/2023 16:39 PM | Sống

Đừng cố làm giàu, nhưng kết quả là ông lại trở nên siêu giàu!

Matt O'Hayer ước tính ông đã bắt đầu "khoảng 50 công việc kinh doanh", từ giặt thảm đến cho thuê thuyền buồm.

Ông ấy nói rằng thành công lớn nhất của bản thân đến khi ông ngừng "cố gắng làm giàu" và thành lập một công ty mà theo ông là có "mục đích sâu sắc hơn"- Đó là Vital Farms, nơi cho biết họ là nhà sản xuất trứng nuôi trên đồng cỏ lớn nhất quốc gia.

Doanh nghiệp này hợp tác với hơn 300 trang trại gia đình trên khắp đất nước và có thể cho ra tới 6 triệu quả trứng mỗi ngày, mang lại doanh thu ròng 362,1 triệu USD (gần 9000 tỷ đồng) vào năm ngoái, khách hàng sẵn sàng trả từ 6 đến 10 USD - gấp nhiều lần mức trung bình hiện nay là 2,04 USD - cho một tá trứng được sản xuất tại đây.

68 tuổi, làm giàu nhờ bán trứng: người ta có thể bỏ ra số tiền gấp 3 tới 5 lần so với giá thị trường để mua trứng của ông - Ảnh 1.

Matt O'Hayer

O'Hayer ra mắt Vital Farms vào năm 2007 với 20 con gà mái Rhode Island Red trên một trang trại rộng 27 mẫu Anh gần Austin, Texas. Ông có hai mục tiêu: Nuôi gà đẻ trứng trong môi trường nhân đạo hơn so với môi trường thông thường ở Hoa Kỳ và dạy những người nông dân khác làm điều tương tự.

"Mọi người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho trứng ở đây, điều đó cho thấy rằng mọi người thực sự quan tâm đến những gì họ ăn và nó đến từ đâu", O'Hayer, 68 tuổi, nói.

Lấy cảm hứng từ 'chủ nghĩa tư bản có ý thức'

Công việc kinh doanh "quy mô" đầu tiên của O'Hayer mà ông bắt đầu ở tuổi 20, là một công ty dịch vụ giặt thảm và vệ sinh ở Houston. Các liên doanh khác bao gồm dịch vụ trao đổi hàng đổi hàng, công ty du lịch và dịch vụ cho thuê thuyền buồm đi nghỉ.

Vào những năm 1980, ông và vợ cũ mua và cố gắng điều hành một trang trại nhỏ. O'Hayer nói rằng những con gà mái của họ vốn từng sống trong lồng, "không thể di chuyển", chúng chỉ ngồi xung quanh và tôi phải mang đồ ăn đến cho họ."

Cũng vào khoảng thời gian đó, năm 1984, O'Hayer gặp John Mackey, người đồng sáng lập Whole Foods Market, hai người nhanh chóng trở thành bạn. Và khi Mackey viết một bài blog vào năm 2006 về "chủ nghĩa tư bản có ý thức", tìm kiếm sự cân bằng giữa lợi nhuận và trách nhiệm xã hội, O'Hayer đã cảm thấy được truyền cảm hứng.

Ông bắt đầu nghiên cứu các ý tưởng kinh doanh với mục đích sâu sắc hơn, quay trở lại ngành công nghiệp trứng, nơi ước tính có khoảng 90% số gà lấy trứng trên thế giới sống trong lồng. O'Hayer nói rằng đó là "những động vật trang trại bị tra tấn nhiều nhất trên thế giới".

Ông mua trang trại rộng 27 mẫu Anh ở Austin với giá 250.000 USD và bắt đầu làm việc.

68 tuổi, làm giàu nhờ bán trứng: người ta có thể bỏ ra số tiền gấp 3 tới 5 lần so với giá thị trường để mua trứng của ông - Ảnh 2.

Từ Whole Foods đến 24.000 cửa hàng

Phải mất hai năm Vital Farms mới có được lợi nhuận hoạt động đầu tiên. O'Hayer đã dành phần lớn thời gian đó để khắc phục những sai lầm của một người nông dân mới vào nghề.

Đàn gà của công ty đi lang thang trên diện tích đất nông nghiệp tối thiểu 108 feet vuông mỗi ngày, tìm kiếm cỏ tự nhiên và côn trùng. O'Hayer phát hiện ra rằng như vậy vẫn chưa đủ: Gà mái cần thêm thức ăn làm từ ngô và bột đậu nành chưa qua chế biến để đảm bảo tỷ lệ sản xuất trứng cao.

Một khi nhận được trứng, bạn cần phải bán chúng. O'Hayer cho biết, do không có cơ sở khách hàng, Vital Farms đã nhiều lần quyên góp trứng của mình cho một ngân hàng thực phẩm địa phương.

Năm 2009, công ty đã có được "khách hàng lớn đầu tiên" - Whole Foods. Trong 8 năm tiếp theo, Vital Farms đã mở rộng từ các cửa hàng ở Trung Tây đến phần còn lại của đất nước.

Ông nói: "Cách chúng tôi mở rộng không phải tất cả đều thông qua các mối quan hệ mà thông qua thực tế là trứng của chúng tôi đang được bán".

Khi bạn đối xử đúng mực với đàn gà, nó không chỉ tốt cho chính chúng cũng đẻ trứng tốt hơn rất nhiều.

Một phần sự nổi tiếng bắt nguồn từ sứ mệnh của Vital Farms. Theo một cuộc khảo sát năm 2018 của Hiệp hội Phòng chống Hành vi tàn ác đối với Động vật Hoa Kỳ, hơn 3/4 người tiêu dùng cho biết họ quan tâm đến phúc lợi của động vật được nuôi làm thực phẩm.

Nhưng đó không phải là lý do duy nhất khiến người tiêu dùng mua hàng, O'Hayer nói.

Ông nói: "Chính chất lượng và hương vị của trứng sau khi được chế biến đã thực sự thúc đẩy doanh số bán hàng của chúng tôi. Khi bạn đối xử đúng mực với gà mái, chúng sẽ đẻ ra những quả trứng chất lượng hơn nhiều."

Khi doanh số bán hàng tăng lên, Vital Farms đã mở rộng sang các nhà bán lẻ bao gồm Albertsons, Kroger, Publix, Target và Walmart. Ngày nay, thương hiệu này có mặt tại hơn 24.000 cửa hàng trên toàn quốc.

68 tuổi, làm giàu nhờ bán trứng: người ta có thể bỏ ra số tiền gấp 3 tới 5 lần so với giá thị trường để mua trứng của ông - Ảnh 3.

Duy trì tiêu chuẩn

Mục tiêu của O'Hayer luôn là hợp tác với các trang trại khác: Nhiều trứng hơn đồng nghĩa với doanh thu cao hơn.

Nó cũng tạo ra một thách thức. Rất nhiều trang trại không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của Vital Farms về điều kiện nhân đạo, từ các yêu cầu về an toàn và phúc lợi động vật đến các đặc điểm địa lý như độ che phủ của cây xanh, thiếu nước đọng và không gian chăn thả ngoài trời.

Những yếu tố đó rất tốn kém và Vital Farms phải thuyết phục nông dân rằng chi phí đó là xứng đáng.

"Chúng tôi chú trọng quy trình làm việc với mỗi một người nông dân để đảm bảo rằng người nông dân đósẽ ít có xu hướng đi đường tắt dẫn đến việc động vật không được đối xử như chúng ta mong muốn, " Russell Diez-Canseco, người đảm nhận vị trí Giám đốc điều hành của Vital Farms từ O'Hayer vào năm 2019, cho biết.

Trứng của Vital Farms được tổ chức phi lợi nhuận bảo vệ động vật Humane Farm Animal Care dán nhãn "Chứng nhận nhân đạo" và nó nằm trong số những thương hiệu được Hiệp hội phòng chống hành vi tàn ác đối với động vật Hoa Kỳ (ASPCA) khuyến nghị.

Diez-Canseco cho biết: "Mục đích của chúng tôi là cải thiện cuộc sống của con người, động vật và hành tinh thông qua thực phẩm". 


Như Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM