Trong khi chúng ta ung dung xài smartphone, ở đâu đó lũ trẻ phải liều mạng, nhận 3 USD mỗi ngày tạo ra viên pin cho điện thoại

17/10/2016 14:00 PM | Công nghệ

Có thể bạn đang đọc bài viết này trên một thiết bị sử dụng chất liệu cobalt có trong pin smartphone - được khai thác bởi các lao động với điều kiện làm việc tồi tệ tại Congo.

Trong vài năm trở lại đây, các ông lớn công nghệ như Intel hay Apple đã có những bước tiến quan trọng và quyết liệt trong việc chấm dứt sự phụ thuộc và các loại “khoáng sản gây tranh cãi” (bao gồm vonfam, thiếc, tantali và vàng) đến từ các mỏ khai thác thuộc quyền sở hữu của các “lãnh chúa” Congo - mà tại đây, người lao động được ví như những tù nhân.

Tuy nhiên, nhiều mỏ khai thác cung cấp một khoáng sản quan trọng khác trong ngành công nghệ là cobalt - lại chưa nhận được nhiều sự quan tâm tương tự.

Trong trường hợp bạn chưa biết, cobalt là thành phần quan trọng trong pin lithium cung cấp năng lượng cho nhiều sản phẩm công nghệ, từ smartphone, laptop cho tới xe điện.

Ước tính lượng cobalt có trong một số thiết bị công nghệ phổ biến.
Ước tính lượng cobalt có trong một số thiết bị công nghệ phổ biến.

Mới đây, một cuộc điều tra được thực hiện bởi Washington Post đã phơi bày thực trạng và điều kiện làm việc tồi tệ của công nhân tại các mỏ cobalt ở Congo. Theo đó, Washington Post gọi công nhân tại đây là những “tay đào mỏ thủ công”.

Thực tế, họ không phải nhân lực được thuê bởi bất kì công ty chính thức nào mà chỉ tham gia vào đội ngũ lao động đơn giản bằng cách đến mỏ cobalt gần nhất, thường đi chân trần, không có bất kì món đồ bảo hộ nào, và khai thác một cách hoàn toàn thủ công. Đáng chú ý, không ít lao động tại đây là trẻ em.

Một thợ đào đang trèo qua các mỏ cobalt và đồng ở Kawama, Congo.
Một thợ đào đang trèo qua các mỏ cobalt và đồng ở Kawama, Congo.

Những công nhân đang lao động tại mỏ cobalt ở Kawama. Cobalt từ đây được bán cho một công ty Trung Quốc có tên Congo DongFang Mining.

Những công nhân đang lao động tại mỏ cobalt ở Kawama. Cobalt từ đây được bán cho một công ty Trung Quốc có tên Congo DongFang Mining.

Cobalt sau khi được đào lên được đem rửa sạch tại một con sông gần đó. Quá trình này làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và hiện được cho là đang gây lên khuyết tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Mỗi ngày họ chỉ kiếm được khoảng từ 2 đến 3 USD.
Mỗi ngày họ chỉ kiếm được khoảng từ 2 đến 3 USD.

Các vụ tai nạn liên quan đến khai thác thiếu quản lý và an toàn cũng thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, Washington Post cho biết, chỉ những vụ việc nghiêm trọng với nhiều nạn nhân mới có thể “đến tai” truyền thông địa phương và giới chức.

13 thợ khai thác cobalt được tử nạn trong một vụ sập hầm vào tháng 9 năm 2015 tại Mabaya, gần biên giới Zambia. Hai năm trước, 16 người cũng bị một vụ sạt nở giết chết ở Kawama, theo sau đó vài tháng là vụ việc 15 người gặp nạn trong một vụ cháy ngầm ở Kolwezi.

Nguy hiểm và vất vả là vậy, nhưng thực tế một ngày suôn sẻ của những người thợ này chỉ mang về cho họ mức thu nhập trong khoảng chỉ từ 2 đến 3 USD.

Apple đang tới để giải cứu?

Một người đàn ông Châu Á đang ngồi tính tiền để trả cho các thợ đào ở chợ Musomp.
Một người đàn ông Châu Á đang ngồi tính tiền để trả cho các thợ đào ở chợ Musomp.

Nhiều hãng công nghệ lớn đang nhận thức được vấn đề khai thác cobalt ở Congo, thế nhưng, không phải tất cả họ đều quyết tâm thay đổi, cải thiện tình hình.

Paula Pyers, Giám đốc trách nhiệm xã hội liên quan đến chuỗi cung ứng của Apple khẳng định rằng, Apple đang làm việc với nhà cung cấp cobalt chính của mình - Huayou Cobal, để làm sáng tỏ vấn đề cũng như cải thiện vấn đề nghèo khổ của công nhân ở Congo.

Lara Smith, một nhân sự đang làm việc tại Core Consultants chia sẻ rằng, khai thác cobalt không phải vấn đề được quan tâm bởi hầu hết các hãng công nghệ. “Họ không thể đổ thừa rằng mình không biết”, Smith trả lời phỏng vấn The Washington Post. “Bởi nếu họ thực sự muốn hiểu, họ hoàn toàn có thể hiểu vấn đề. Vấn đề là họ không muốn”.

Công nghệ hiện đại liệu có thể giải quyết vấn đề?

Câu chuyện về cobalt chỉ là một phần của vấn đề liên quan đến điều kiện làm việc khắc nghiệt và thiếu công bằng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều công ty công nghệ đang triển khai các dự án giúp phần nào giải quyết vấn đề.
Câu chuyện về cobalt chỉ là một phần của vấn đề liên quan đến điều kiện làm việc khắc nghiệt và thiếu công bằng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều công ty công nghệ đang triển khai các dự án giúp phần nào giải quyết vấn đề.

“Có ít nhất 34 danh mục được Tổ chức Ân xá Quốc tế liệt vào danh sách có dấu hiệu lao động ép buộc”, CEO SAP Ariba Alexander Ariba chia sẻ với Business Insider.

Ariba là một hãng công nghệ cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cho khách hàng doanh nghiệp. Công ty này đang góp phần giải quyết vấn đề lao động ép buộc bằng cách tạo ra mộ dự án cung cấp dữ liệu về các vấn đê liên quan có tên Made in a Free World.

Những nỗ lực này nhằm giúp người mua hiểu rằng những thứ họ đang mua - liệu có chứa các vật liệu liên quan đến lao động khổ sai, cưỡng ép hay không. Ariba hy vọng rằng bằng cách này người mua sẽ có “quyền lực” khiến các nhà cung cấp phải xem xét lại tình trạng người lao động xuyên suốt chuỗi cung ứng của họ.

Và hy vọng trong tương lai các công ty trên toàn thế giới có thể trở thành một phần của giải pháp, thay vì là một phần của vấn đề.

Huyền My

Cùng chuyên mục
XEM