Trong giai đoạn dịch bệnh, nhất định hãy kiên trì 7 điều mỗi ngày
Đừng để quãng thời gian ở nhà là vô ích, dưới đây là 7 việc bạn nên kiên trì làm mỗi ngày, đặc biệt là trong giai đoạn bắt buộc phải nghỉ vì dịch bệnh này.
Trải qua đợt dịch bệnh này, tôi tin rằng sẽ có nhiều người chú trọng hơn tới việc tự quản lý bản thân. Nguyên nhân là vì sao? Khi ở nhà, không làm việc, chúng ta tuy có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn, nhưng lại phát hiện ra mình chẳng làm thêm được việc gì ra hồn, mỗi ngày trôi qua đều theo kiểu "sống cho qua ngày".
Đừng để quãng thời gian ở nhà là vô ích, dưới đây là 7 việc bạn nên kiên trì làm mỗi ngày, đặc biệt là trong giai đoạn bắt buộc phải nghỉ vì dịch bệnh này.
1. Bắt đầu từ việc ngủ sớm dậy sớm
Hãy đặt ra cho mình khoảng thời gian đi ngủ và thức dậy hợp lý, chẳng hạn như 10h30 hoặc 11h đi ngủ và thức dậy vào lúc 7h sáng. Sau khi đã đặt ra được mục tiêu này, hãy nghiên túc chấp hành. Tới giờ đi ngủ rồi thì đừng làm gì hết, vứt điện thoại ra xa tầm với hoặc bật radio nghe những bản nhạc nhẹ nhàng rồi đặt chế độ tự động tắt (đây là cách làm của tôi).
Dậy sớm, ban đầu chắc chắn sẽ rất khó khăn. Ban đầu, sử dụng đồng hồ báo thức, kiên trì một thời gian, dần dần bạn sẽ không cần phải đặt đồng hồ nữa. Sau khi ngủ dậy cũng đừng sờ vào điện thoại luôn, tuyệt đối đừng nằm ôm điện thoại rồi trùm chăm kín người, làm như vậy thì mọi nỗ lực dậy sớm của bạn cũng sẽ thành công cốc.
2. Bí quyết 10 phút
Thế nào là bí quyết 10 phút? Chính là mỗi việc chỉ là 10 phút.
Thêm một bổ ngữ đằng sau 10 phút, học tập 10 phút, vận động 10 phút, tập nhảy 10 phút, đọc sách 10 phút…
Đây là một phương pháp mà cá nhân tôi cho là khá hiệu quả, kiên trì một thời gian nó sẽ dần trở thành thói quen của ban, sau đó, hãy dần dần tăng thời gian lên, học tập nửa tiếng, vận động nửa tiếng…
Đừng xem thường 10 phút này, khi bạn kiên trì được 1 tháng, bạn sẽ phát hiện ra mình làm được rất nhiều việc theo cách rất hiệu quả.
3. Làm xong hết việc rồi hãy chơi
Nói thật thì ai chẳng ham chơi, nhưng vì công việc, vì học tập, chúng ta không thể chơi được nhiều. vậy thì, chúng ta có thể làm sao?
Thực ra, tôi không kiến nghị mọi người ép mình không được chơi, làm như vậy ngược lại sẽ đem tới tác dụng ngược. Chúng ta có thể nói với mình rằng "khi viết xong báo cáo này, tôi sẽ chơi; làm xong công việc này, tôi sẽ chơi"…
Cá nhân tôi cũng khá thích chơi, thậm chí còn thích chơi hơn thích làm, điều này tất nhiên không tốt. Vì vậy, tôi dùng cách này để tự nói với mình: "đợi khi làm xong công việc, mình có thể chơi thoải mái rồi". Vì vậy, tôi đặt chuyện chơi bời sang một bên để hoàn thành công việc trước. Tất nhiên, sau khi hoàn thành xong công việc, tôi cho phép bản thân được nghỉ ngơi chơi một lúc. Lâu dần tôi phát hiện ra mình không cần chơi trò chơi sau khi làm việc xong nữa.
4. Ngồi tĩnh lại
Tôi không thể lúc nào cũng duy trì sự lý tính, nhiều khi, cũng bị đủ các loại tin tức làm phiền.
Trong tình huống này, cách làm lúc trước của tôi là: chạy bộ, nghe nhạc, giải tỏa áp lực.
Nhưng hiện tại thì vì đang phải ở nhà nên tôi tìm tới phương pháp khác, đó là ngồi tĩnh lại.
Thế nào là ngồi tĩnh lại? Cách hiểu của mỗi người là khác nhau, đối với cá nhân tôi thì đó là ngồi xuống, xoa dịu cảm xúc, hít thở và yên lặng.
Quá trình này giúp ích rất nhiều giúp giải tỏa áp lực, thả lỏng con người, giúp có tinh thần đi đọc sách, suy nghĩ…
Tôi luôn nói rằng hiệu quả mới là người bạn tốt nhất.
Tôi không muốn tâm trạng rối bời mà đi làm một việc gì đó, vì vậy, sử dụng phương pháp này đi điều chỉnh, hiệu quả rất tốt.
Ngồi tĩnh lại giúp giải quyết vấn đề hiệu quả công việc và những cảm xúc tiêu cực bên trong của chúng ta.
5. "Dọn dẹp"
Bước này quả thực rất quan trọng.
Khống chế tần suất đăng nhập vào facebook hay các app tin tức.
Trong thời kì nhạy cảm như hiện nay, việc chúng ta cần làm chỉ là quan tâm tin tức tới từ kênh chính thống như thời sự, bớt quan tâm tới các tin tức lá cải linh tinh trên mạng lại, dùng lý trí suy nghĩ nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn.
6. 30 phút xem xét lại bản thân
Cô đơn là một khoảng thời gian quý giá, chúng ta cần thường xuyên cho cuộc sống của mình những khoảng lặng, hoặc để suy nghĩ lại về cuộc sống hoặc để xem xét lại chính mình, mỗi ngày không cần quá nhiều thời gian, chỉ cần 30 phút. Sự trưởng thành của chúng ta, cần tới những phút giây nhìn nhận lại mình như vậy.
7. Tổng kết
Tổng kết giống như sự phản chiếu trên trang giấy, là sự phản ánh tốt nhất cho tình hình công việc hay học tập của chúng ta, một cách tốt giúp quản lý cá nhân. Chúng ta đã làm được những gì, chưa làm được những gì, khi mọi thứ được tổng kết lại, ta có thể dựa vào đó để có được những sự cải thiện tốt hơn.