Trịnh Văn Quyết thời chưa thành tỉ phú tư vấn gia đình nhận con nuôi bị nghiện ngập, hư hỏng như thế nào?
Cách đây vài năm, ông Quyết từng tham gia tư vấn pháp luật với cương vị là Tổng giám đốc công ty luật SMic.
Nói đến tỷ phú Trịnh Văn Quyết hiện ai cũng biết là người đứng đầu tập đoàn bất động sản FLC. Nếu tính theo giá trị vốn hóa cổ phần thì chủ tịch tập đoàn này hiện là người giàu nhất sàn chứng khoán với 47,7 nghìn tỷ đồng.
Nhưng ít người biết mới chỉ cách đây vài năm, khi ông Quyết còn chưa trở nên giàu có như bây giờ, ông nổi tiếng hơn trong vai trò một luật sư và tham gia tư vấn pháp luật với cương vị là Tổng giám đốc công ty luật SMic.
Ông Quyết tỏ ra khá phù hợp trong vài trò này. Những câu hỏi được khán giả gửi đến ông Quyết khá đa dạng từ tư vấn xã hội đến công việc kinh doanh.
Luật sư Trịnh Văn Quyết tư vấn luật.
Dưới đây là phân đoạn một số câu hỏi được ông trả lời.
Gia đình tôi không có con mà nhận con nuôi từ trại trẻ mồ côi. Tuy nhiên càng lớn cháu càng hư hỏng và nghiện ma túy, thường xuyên đe dọa và lấy đồ đạc mang đi bán nhằm thỏa mãn cơn nghiện. Đến nay vợ chồng chung tôi muốn chấm dứt mối quan hệ cha mẹ, con nuôi. Chúng tôi có được phép làm vậy không và cần phải có những thủ tục gì?
Ông Quyết trả lời: Tại điều 25 luật nuôi con nuôi năm 2010, có quy định nuôi có nuôi có thể chấm dứt quan hệ trong các trường hợp sau đây:
- Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi.
- Con nuôi bị kết án một trong các tội danh như: Cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; Ngược đãi hành hạ cha mẹ nuôi; Con nuôi có hành vi phát tán tài sản của cha mẹ nuôi,..
Về thẩm quyền chấm dứt việc nuôi con nuôi tại điểm 1 khoản 2 điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự có quy định Tòa án nơi cha mẹ nuôi, con nuôi cư trú có thẩm quyền giải quyết việc yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi. Như vậy có thể khẳng định vợ chồng chị có thể chấm dứt việc nuôi con nuôi tại tòa án nơi vợ chồng anh chị hoặc con nuôi anh chị cư trú.
Công ty tôi là doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng với công ty B cũng là doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu giày của Trung Quốc để bán vào mùa đông. Để có hàng cho chúng tôi, công ty B ký hợp đồng với công ty C tại trung quốc. Do có sự biến động của thị trường nên công ty C không có đủ hàng để giao theo thỏa thuận vì vậy công ty B cũng không có hàng để giao cho công ty tôi. Vậy công ty tôi có quyền yêu cầu công ty B bồi thường thiệt hại hay không?
Ông Quyết trả lời: Tại khoản 1 điều 37 Luật thương mại 2005 đã quy định bên bán phải giao hàng đúng thời điểm thỏa thuận. Theo thông tin cung cấp thì công ty B vi phạm không giao hàng kịp thời cho công ty bạn. Nếu công ty bạn và công ty B không có thỏa thuận gì về việc miễn trách nhiệm trong trường hợp gặp sự cố thì công ty B phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty của bạn.
Tôi và một người bạn có chung tay viết 1 cuốn về thiên văn học, mỗi người viết một phần riêng. Phần của tôi viết ít hơn phần của bạn tôi viết. Sau khi xuất bản trên cuốn sách chỉ ghi tên bạn tôi chứ không có tên tôi. Vậy tôi có được ghi tên trên cuốn sách không, tôi phải làm gì để đảm bảo quyền của mình?
Ông Quyết cho biết: Theo quy định tại khoản 1 điều 8 nghị định 100 hướng dẫn chi tiết thực hành Luật dân sự và sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan. Thì tác giả là người sáng tác trực tiếp hoặc một phần tác phẩm văn học nghệ thuật khoa học. Như vậy một phần cuốn sách nếu do bác sáng tạo ra thì bác có quyền đồng tác giả của cuốn sách đó.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bác có thể tiến hành cụ thể sau:
- Áp dụng các biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Yêu cầu các tổ chức cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt ngay hành vi xâm phạm, xin lỗi cải chính hay bồi thường thiệt hại khi có yêu cầu.
- Yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý ngay các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và các quy định khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
- Có thể khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Kế toán của công ty tôi xuất hóa đơn và gửi qua bưu điện cho khách hàng nhưng bị thất lạc trong quá trình vận chuyên nên khách hàng yêu cầu xuất lại hóa đơn mới thanh toán tiền. Chúng tôi có được quyền xuất hóa đơn khác thay thế cho hóa đơn kia hay không?
Tổng giám đốc SMic trả lời: Tổ chức kinh doanh trong quá trình sử dụng phát hiện mất hóa đơn phải báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị mình để xử lý kịp thời. Như vậy khi công ty bạn phát hiện ra mất hóa đơn không được phép xuất hóa đơn khác mà cần báo ngay cho cơ quan quản lý trực tiếp cụ thể là cơ quan thuế vụ. Nếu cố tình che giấu có thể bị xử phạt từ 5-25 triệu đồng.