Trần Thị Hoài Anh - Cô gái Việt được làng thời trang thế giới biết tiếng trước cả vua hàng hiệu Hạnh Nguyễn
Trần Thị Hoài Anh hiện là Giám đốc GlobalLink, công ty sở hữu các cửa hàng Runway và RRR tại các trung tâm mua sắm xa xỉ. Runway của Trần Thị Hoài Anh bán sản phẩm của các thương hiệu hàng đầu thế giới.
Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, CafeBiz đã thực hiện một series bài viết về câu chuyện & bài học về phụ nữ, những chia sẻ nghề nghiệp, kinh doanh, những câu chuyện cuộc đời & triết lý sống của các nữ doanh nhân. Mời độc giả đón đọc.
Xem bài trước:
Hành trình startup mở 3 công ty khi chưa đầy 30 tuổi của nữ hoàng khởi nghiệp Việt Nam Thủy Trương
Jack Ma: Đây là kỷ nguyên của phụ nữ, các anh đừng nói nhiều nữa!
Máu kinh doanh làm giàu của nữ giới Việt Nam đâu có thua nam giới
Năm 2016, danh sách "Những người có ảnh hưởng đến ngành công nghiệp thời trang toàn cầu" xuất hiện 3 nhân vật đến từ Việt Nam, gồm vợ chồng ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Bà Lê Hồng Thuỷ Tiên, người còn lại là Trần Thị Hoài Anh.
Đây là năm thứ 2 liên tiếp vợ chồng ông Vua hàng hiệu Hạnh Nguyễn lọt vào danh sách này, nhưng với Trần Thị Hoài Anh, đây đã là năm thứ 3 liên tiếp.
Trần Thị Hoài Anh là người sáng lập và là chủ tịch của GlobalLink, công ty nhượng quyền thương mại của các nhãn hiệu xa xỉ như Alexander McQueen, Balenciaga, Celine, Givenchy, The Row, Saint Laurent và Loewe. GlobalLink là công ty sở hữu 4 cửa hàng đa thương hiệu ở TPHCM và một cửa hàng ở Hà Nội.
Trước khi trở thành nhà phân phối các thương hiệu sang trọng, Hoài Anh làm marketing và phát triển kinh doanh cho các công ty như Vietnam Airlines và Swiss Airlines.
Bước ngoặt đến với Hoài Anh vào năm 2006, khi cô mở cửa hàng đầu tiên tại khách sạn 5 sao Metropole Hà Nội, bán riêng các sản phẩm mang thương hiệu Sergio Rossi, đặt nền móng cho việc dấn thân vào ngành công nghiệp xa xỉ.
Sau đó, cô nhánh chóng mở rộng các mối quan hệ với các thương hiệu hàng đầu châu Âu và mở thêm nhiều cửa hàng của các thương hiệu khác.
Hoài Anh trở thành người tiên phong tại Việt Nam khi mở chuỗi cửa hàng Runway, bán nhiều đồ của các thương hiệu lớn, bao gồm cả các bộ sưu tập thời trang của nhiều nhà thiết kế, như Viktor &Rolf, Theyskens Theory, Acne Studios, Vionnet.
Runway Vincom
Runway Concept Store mở cửa vào tháng 4/2010 tại Vincom Centre TPHCM với tổng diện tích 1.200m2 theo thiết kế của Ý.
Runway Rex Hotel
Tháng 9 năm ngoái, Hoài Anh đã tiếp tục ra mắt một cửa hàng Runway nữa tại khách sạn Rex, một trung tâm mua sắm cao cấp. Cửa hàng này có diện tích hơn 500m2, giới thiệu các dòng sản phẩm của 20 thương hiệu đẳng cấp thế giới. Hoài Anh cho rằng, việc khai trương cửa hàng mới sẽ tiếp tục củng cố vị trí đi đầu trong khả năng mang lại ảnh hưởng và định hình phong cách sống cao cấp và hiện đại.
RRR Runway tại Diamond Plaza có các dòng thời trang hiện đại như Marc by Marc Jacobs, See by Chloe, McQ Alexander McQueen, Diane Von Furstenberg, Jil Sander Navy, Paul Smith Junior, Little Marc, Gaultier Junior, Tara Jarmon, Piazza Sempione, Raoul cho tới nhiều thương hiệu cao cấp khác như Givenchy, Marc Jacobs, cùng giày và phụ kiện của Sergio Rossi.
RRR Cresent Mall được khánh thành tháng 11/2011, có những thương hiệu như Marc by Marc, See by Chloe, McQ, Diane von Furstenberg, Jil Sander Hải quân, Paul Smith Junior, Little Marc, Gaultier Junior, Tara Jarmon, Piazza Sempione...
Hoài Anh tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Kinh tế tại TPHCM, nơi cô học chuyên ngành kinh tế và ngoại ngữ. Cô cho rằng, Việt Nam đang thay đổi rất nhanh và bạn khó có thể nhận ra điều đó. Thị trường tuy khó khăn nhưng có tiềm năng rất lớn.
Hoài Anh từng chia sẻ rằng, từ nhỏ cô đã thích cắt may, thêu thùa, đan lát, luôn tò mò quan sát mọi người xung quanh và thời trang nằm sẵn trong bản năng của cô. Theo Hoài Anh, thời trang chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hoá, lịch sử, tôn giáo, các trào lưu nghệ thuật, kiến trúc, lối sống, thời tiết, trong khi các kênh thông tin về thời trang ở nước ta chủ yếu nặng về tính quảng cáo, thiếu các kiến thức giúp người tiêu dùng am hiểu về thời trang và xây dựng phong cách cá nhân của mình.
Hoài Anh đánh giá, thị trường thời trang Việt Nam còn nhỏ, chi phí kinh doanh cao và không ổn định, khó tiếp cận các nguồn vốn và thông tin để hoạch định kế hoạch kinh doanh. Các trung tâm thương mại vàng thau lẫn lộn, thiếu sự tin cậy và cam kết hợp tác lâu dài giữa chủ đầu tư với các nhà kinh doanh bán lẻ. Đó là các khó khăn chính mà chúng tôi đang phải tìm cách giải quyết.
Thời trang chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa, lịch sử, tôn giáo, các trào lưu nghệ thuật, kiến trúc, lối sống, thời tiết…, trong khi các kênh thông tin về thời trang ở ta hầu hết còn nặng về quảng cáo, thiếu các kiến thức giúp người tiêu dùng am hiểu thực sự về thời trang và quan tâm xây dựng phong cách cá nhân của mình.