Tổng thống Putin: Nga đánh giá cao APEC tại Việt Nam

13/11/2017 17:40 PM | Xã hội

"Việt Nam, nước chủ nhà của APEC năm nay là quốc gia đầu tiên ký hiệp định thương mại tự do với Liên minh Á Âu và hệ quả là thương mại giữa chúng tôi đã phát triển đáng kể cũng như trở nên đa dạng hơn", Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết.

*Dựa trên bài viết của Tống thống Nga Vladimir Putin đăng trên hãng tin Bloomberg

Nga đánh giá cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương diễn ra tại Đà Nẵng, nơi tạo cơ hội cho tất cả các bên tham gia thảo luận, hợp tác về những vấn đề như kinh tế, xã hội, môi trường và văn hoá. Các quốc gia thành viên đều cố gắng hợp tác dựa trên nguyên tắc đồng thuận và tự nguyện, tôn trọng lẫn nhau và sẵn sàng đối thoại bất kể tình hình chính trị ra sao. Đây là tinh thần hợp tác mà APEC hướng tới.

Nga với tư cách là một cường quốc Á-Âu có vùng Viễn Đông rộng lớn, nhờ đó tạo ra tiềm năng đáng kể, sẽ đóng góp lớn trong thành công tương lai của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cũng như trong thúc đẩy tăng trưởng bền vững, toàn diện trên lãnh thổ của mình. Chúng tôi tin rằng việc hội nhập kinh tế hiệu quả dựa trên các nguyên tắc cởi mở, các bên cùng có lợi và những quy tắc chung của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là đường hướng chính để đạt được mục tiêu trên.

Chúng tôi cũng ủng hộ ý tưởng thành lập khu vực mậu dịch tự do khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi tin rằng ý tưởng này sẽ đem lại lợi ích thực tế cho quốc gia, tạo cơ hội để củng cố vị thế của mình trên thị trường khu vực vốn đang phát triển nhanh chóng. Trên thực tế, tỷ lệ thương mại của các nền kinh tế APEC với Nga trong 5 năm qua đã tăng từ 23% lên 31%, còn tỷ lệ xuất khẩu tăng từ 17% lên 24%. Chúng tôi cũng không có ý định chỉ dừng lại ở con số như vậy.


Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tất nhiên, trong việc tạo ra khu vực mậu dịch tự do của APEC, chúng ta có thể rút kinh nghiệm từ các hiệp định hội nhập khác ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và khu vực Á Âu , bao gồm Liên minh kinh tế Á – Âu (EEU) bao gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan .

Liên minh Á Âu (EEU) của chúng tôi đã phát triển bùng nổ và chúng tôi mong muốn xây dựng mối quan hệ với tất cả các quốc gia hay tổ chức muốn làm như vậy.

Việt Nam, nước chủ nhà của APEC năm nay là quốc gia đầu tiên ký hiệp định thương mại tự do với Liên minh Á Âu và hệ quả là thương mại giữa chúng tôi đã phát triển đáng kể cũng như trở nên đa dạng hơn. Các cuộc đàm phán về một thỏa thuận tương tự với Trung Quốc đã đi đến thành công cách đây không lâu. Trong khi đó, việc đàm phán với Singapore mới bắt đầu và chúng tôi đang hướng đến khả năng ký hiệp định thương mại tự do với khu vực Đông Nam Á (ASEAN).

Ngoài ra, chúng tôi muốn đề xuất ý tưởng tạo một mối quan hệ đối tác Á Âu dựa trên cơ sở Liên minh Á Âu (EEU) và sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc. Tôi xin được nhắc lại đây là một dự án linh hoạt, hiện đại luôn mở cửa cho những thành viên mới muốn tham gia.

Sự phát triển toàn diện của cơ sở hạ tầng, bao gồm vận tải, viễn thông và năng lượng sẽ là cơ sở để hội nhập có hiệu quả. Ngày nay, Nga đang hiện đại hóa các cảng biển và sân bay của mình ở khu vực Viễn Đông, phát triển các tuyến đường sắt xuyên lục địa và xây dựng đường ống dẫn dầu khí mới. Chúng tôi cam kết các dự án cơ sở hạ tầng song phương và đa phương sẽ kết nối các nền kinh tế và thị trường của chúng ta. Ví dụ như Dự án siêu vòng cung năng lượng sẽ kết nối Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như liên kết tuyến vận tải Sakhalin-Hokkaido với nhau.

Chúng tôi đặc biệt chú trọng vào kết nối vùng Siberian của Nga và vùng Viễn Đông với các hệ thống này. Điều này bao gồm các chính sách tăng cường thu hút đầu tư cho khu vực này cũng như kết nối các doanh nghiệp Nga với chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.

Đối với Nga, sự phát triển của vùng Viễn Đông là một trong những ưu tiên quốc gia cho thế kỷ 21. Chúng ta đang nói đến việc tạo ra một vùng lãnh thổ có tăng trưởng kinh tế tốt trong khu vực, theo đuổi phát triển khai thác các nguồn tài nguyên quy mô lớn cũng như hỗ trợ những ngành công nghệ cao, đồng thời đầu tư cho con người, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và hình thành các trung tâm nghiên cứu hiện đại.

Chúng tôi hy vọng rằng các đối tác nước ngoài của chúng tôi, chủ yếu từ các nền kinh tế APEC, sẽ đóng vai trò tích cực trong các dự án này. Hơn thế nữa, những thành viên tham gia Diễn đàn Kinh tế Miền Đông hàng năm tổ chức ở Vladivostok tới đây sẽ có cơ hội gia tăng sự tin tưởng vào triển vọng và tính khả thi của kế hoạch thông qua APEC.


Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin

Chúng tôi có cách tiếp cận tương đối nghiêm túc với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình hội nhập kinh tế APEC, đồng thời hỗ trợ các nữ doanh nhân và các công ty khởi nghiệp do các doanh nhân trẻ điều hành.

Tất nhiên, chúng tôi cũng chú trọng đặc biệt đến việc củng cố mối quan hệ văn hóa và mở rộng mối liên hệ trong lĩnh vực khoa học và giáo dục. Sắp tới, chúng tôi sẽ làm việc để thành lập một trung tâm giáo dục, có lẽ là thông qua Đại học Liên bang Viễn Đông ở Vladivostok.

Chúng tôi tin rằng việc thiết lập hợp tác hiệu quả để hỗ trợ đổi mới là nhiệm vụ quan trọng nhất mà chúng ta đang phải đối mặt. Bởi vậy, Nga đã đưa ra một số sáng kiến ​​cụ thể như thống nhất nền kinh tế kỹ thuật số và các quy tắc thương mại, thống nhất các tiêu chuẩn kỹ thuật, phối hợp các kế hoạch để hình thành các thị trường công nghệ cao, tạo ra khuôn khổ khái niệm thống nhất cho không gian kỹ thuật số.

Chúng tôi cũng đã chia sẻ với các nước về kinh nghiệm cung cấp dịch vụ điện tử cho công chúng. Ngoài ra, chúng tôi đã đề nghị thực hiện kế hoạch tham vấn trong APEC về an ninh thông tin quốc tế và bảo vệ phần mềm máy tính.

Thêm vào đó, việc phòng chống và cứu trợ sau thiên tai, tai nạn do con người, dịch bệnh và đại dịch là một thách thức đòi hỏi sự phản ứng chung của các nước.

Ngoài ra, chúng ta cần giải quyết vấn đề an ninh lương thực với nhau. Với vị thế là một trong những nhà xuất khẩu gạo, dầu thực vật và cá của thế giới, Nga mong muốn trở thành nhà cung cấp hàng đầu về thực phẩm sạch sinh thái cho các nước láng giềng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Chúng tôi đang thực hiện các biện pháp nhằm gia tăng sản lượng nông nghiệp và nâng cao năng suất.

Cuối cùng, chúng tôi dự định tham gia vào các cuộc thảo luận thực chất về tất cả các chủ đề này tại Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 25 trong tuần này. Tôi tin rằng với việc cùng nhau hành động, chúng ta sẽ tìm ra giải pháp cho những thách thức cản trở sự tăng trưởng ổn định, cân bằng và hài hòa trong khu vực, đồng thời đảm bảo được sự thịnh vượng của nó. Nga đã sẵn sàng cho một nỗ lực hợp tác như vậy.

AB

Cùng chuyên mục
XEM