img
Tổng thống Putin: Người đàn ông chống lại cả phương Tây, đặt kỳ vọng lớn lao vào châu Á - Ảnh 1.

Vài ngày trước khi đắc cử Tổng thống Nga năm 2000, ông Vladimir Putin nói với BBC rằng nước Nga là "một phần của văn hóa châu Âu" và ông "không loại trừ khả năng" gia nhập Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) – đối trọng chính của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.

15 năm kể từ thời điểm ông Putin nắm giữ những vị trí quan trọng nhất, nước Nga đã chuyển mình mạnh mẽ so với thời kỳ khủng hoảng hậu Liên Xô. Trên bình diện quốc tế, nước Nga đang phải đối mặt với sự cô lập, các biện pháp trừng phạt hay thậm chí là một cuộc chiến tranh lạnh mới bởi những bất đồng với thế giới phương Tây. Tuy nhiên, Tổng thống Putin vẫn là nhà lãnh đạo đã và đang được tin tưởng nhất ở Điện Kremlin, với tỷ lệ ủng hộ lên tới 86% vào tháng 2/2017.

Dù yêu hay ghét Putin, thật khó để phủ nhận những ảnh hưởng lớn lao của ông với nước Nga và cả thế giới.

Tổng thống Putin: Người đàn ông chống lại cả phương Tây, đặt kỳ vọng lớn lao vào châu Á - Ảnh 2.

Tổng thống Putin: Người đàn ông chống lại cả phương Tây, đặt kỳ vọng lớn lao vào châu Á - Ảnh 3.

Mối quan hệ giữa Nga và phương Tây trở nên tồi tệ sau cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine năm 2014. Chính biến ở quốc gia láng giềng khiến chính phủ thân Nga của Tổng thống Viktor Fedorovych Yanukovych bị lật đổ. Phe đối lập thân phương Tây chiến thắng, Ukraine có thể gia nhập NATO, đặt nước Nga vào tình thế bị bao vây sát sườn.

Không lâu sau binh biến tại Kiev, người dân bán đảo Crimea tiến hành trưng cầu dân ý và tách khỏi Ukraine để trở về là một phần của Nga. Bán đảo này, nơi Hạm đội Biển Đen của Nga đồn trú, từng thuộc Liên bang Xô viết trước khi được chuyển cho Ukraine trong năm 1954. Việc người dân Crimea muốn trở lại là một phần của nước Nga nhanh chóng được Moscow chấp thuận. Các tỉnh miền đông và miền nam Ukraine cũng nổi lên chống lại chính quyền mới thành lập ở Kiev, đẩy Ukraine vào một cuộc binh biến đến nay vẫn chưa có hồi kết.

Tổng thống Putin: Người đàn ông chống lại cả phương Tây, đặt kỳ vọng lớn lao vào châu Á - Ảnh 4.

Tuy nhiên, việc nước Nga tiếp nhận Bán đảo Crimea trở thành lý do khiến Mỹ và các nước phương Tây áp đặt một loạt biện pháp cấm vận kinh tế nhằm vào Moscow. Mối quan hệ giữa Nga và phương Tây cũng nhanh chóng đảo chiều, gợi nhớ lại những năm tháng Chiến tranh Lạnh trong quá khứ. Hội nghị Thượng đỉnh G8 trở lại thành G7 khi vắng nước Nga.

Những biện pháp cấm vận để lại hậu quả nặng nề với nền kinh tế Nga, kéo theo lạm phát với giá cả nhiều mặt hàng tăng lên chóng mặt trong thời gian ngắn, đặc biệt là thực phẩm. Tuy nhiên, Tổng thống Vladimir Putin không nhượng bộ mà ngược lại, nước Nga áp đặt các biện pháp đáp trả nhằm vào các mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang châu Âu. Nga luôn đáp trả mạnh mẽ mỗi khi phương Tây gia tăng các biện pháp trừng phạt.

Tổng thống Putin: Người đàn ông chống lại cả phương Tây, đặt kỳ vọng lớn lao vào châu Á - Ảnh 5.

Khi giá thực phẩm trong nước tăng lên, Nga nhanh chóng tìm nguồn cung thay thế trong nước và nhập khẩu từ các quốc gia khác, trong đó có Trung Quốc. Về phần mình, châu Âu cũng tìm những nguồn cung khác để tránh phụ thuộc vào Nga nhưng dầu mỏ và khí đốt là bài toán khó mà họ vẫn phải dựa vào Moscow. Chưa thể xác định ai thiệt hơn ai đằng sau những lệnh cấm vận này.

Tuy nhiên, 3 năm sau mối quan hệ băng giá với phương Tây, nước Nga đang phục hồi mạnh mẽ. Sản lượng nông nghiệp và chế biến tăng rõ rệt, giúp nước Nga không còn quá phụ thuộc vào nước ngoài trong vấn đề đảm bảo an ninh lương thực. Ngành công nghiệp Nga, đặc biệt là công nghiệp quốc phòng, cũng không chịu nhiều tác động bởi các nước phương Tây không phải đối tác tiềm năng mà Moscow hướng tới. Các thị trường mới tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương mới là đích đến cho nước Nga.

Trong năm 2017, giới truyền thông còn gọi các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây là món quà dành cho nước Nga. Chúng không làm nước Nga yếu đi mà ngược lại, còn khiến cho quốc gia này mạnh lên. Thậm chí, vấn đề về Nga còn đang khiến nước Mỹ chia rẽ sâu sắc dù Chính quyền Tổng thống Trump mới nhậm chức hơn 9 tháng.

Tổng thống Putin: Người đàn ông chống lại cả phương Tây, đặt kỳ vọng lớn lao vào châu Á - Ảnh 6.

Các biện pháp cấm vận của phương Tây đẩy Tổng thống Putin tới gần hơn với Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Đầu tháng 7/2017, hàng chục văn kiện hợp tác trị giá 10 tỷ USD đã được ký kết khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga. Mối quan hệ thân thiết giữa Moscow và Bắc làm phương Tây lo lắng bởi sự nổi lên ngày một mạnh mẽ của Trung Quốc.

Tuy nhiên, tăng cường quan hệ với Trung Quốc dường như không phải giải pháp tình thế của Tổng thống Putin. Trong vai trò nước chủ nhà của APEC năm 2012, Tổng thống Nga chọn Vladivostok, một khu vực nằm ở vùng Viễn Đông, làm địa điểm tổ chức Hội nghị. Thời điểm này, mối quan hệ giữa Nga với phương Tây và Mỹ đang khá nồng ấm.

Tổng thống Putin: Người đàn ông chống lại cả phương Tây, đặt kỳ vọng lớn lao vào châu Á - Ảnh 7.

Nhà nghiên cứu Andrew C. Kuchins của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhận định: "Việc Nga tổ chức APEC đánh dấu bước tiến quan trọng trong sự tham gia của Moscow với các tổ chức đa phương ở châu Á. Trong quan hệ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Nga dường như đang bị tụt lại nếu so với Trung Quốc và Nhật Bản".

Vladivostok được coi là cửa ngõ của Nga vào châu Á, giống như St Petersburg với phương Tây. Tuy nhiên, vị thế địa chiến lược khiến Vladivostok nhiều năm khép mình. Chính vì thế, chính phủ Nga đã đầu tư khoảng 20 tỷ USD để nâng cấp cơ sở hạ tầng của thành phố cảng này, biến nó không chỉ là điểm tổ chức lý tưởng cho APEC mà còn thực sự là cửa ngõ tới châu Á.

Các mục tiêu của Nga trong APEC 2012 cũng cho thấy Tổng thống Putin rất quan tâm tới phát triển khu vực Viễn Đông và Siberi. Thông qua nỗ lực hiện đại hóa mạng lưới đường sắt và đường cao tốc, Moscow muốn nắm bắt dòng chảy hàng hóa thương mại quá cảnh giữa hai châu lục Á – Âu cũng như Trung Đông và Nam Á. Đây là cách nhìn xa mà chính phủ Nga chuẩn bị sẵn nhằm giảm sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên như dầu mỏ và khí đốt.

Tổng thống Putin: Người đàn ông chống lại cả phương Tây, đặt kỳ vọng lớn lao vào châu Á - Ảnh 8.

Nếu thành công ở khu vực Viễn Đông và Siberia, Nga sẽ hội nhập sâu vào rộng vào châu Á. Các nhà sử học cũng không thể không nhắc đến di sản này khi nói về Tổng thống Putin. Bên cạnh đó, thực trạng phát triển kém và bị cô lập là điểm yếu chiến lược buộc Moscow phải giải quyết nếu không muốn đánh mất chủ quyền với vùng lãnh thổ rộng lớn và giàu tài nguyên này. Bắc Caucasus, khu vực dễ tổn thương nhất của nước Nga, nằm ở đây.

Tổng thống Putin: Người đàn ông chống lại cả phương Tây, đặt kỳ vọng lớn lao vào châu Á - Ảnh 9.

Vladimir Putin sinh ra trong một gia đình lao động ở Leningrad năm 1952. Cha ông là cựu chiến binh trong khi mẹ ông là công nhân nhà máy. Gia đình họ sống trong một căn hộ tập thể điển hình thời Liên Xô cùng với 2 gia đình khác. Ông học như những đứa trẻ xung quanh trước khi theo học luật ở Đại học Saint Petersburg năm 1970 và tốt nghiệp năm 1975.

Cùng năm tốt nghiệp đại học, Putin gia nhập KGB, cơ quan tình báo Liên Xô, trước khi được đào tạo ở Okhta, Leningrad. Từ năm 1985 đến 1990, Putin làm nhiệm vụ ở Dresden, Đông Đức. Sau sự kiện Bức tường Berlin sụp đổ, Putin trở lại Saint Petersburg và rời khỏi KGB vào năm 1991 khi Liên bang Xô viết tan rã.

Rời nghiệp tình báo, Putin bước sang con đường chính trị và trở thành trợ lý cho cựu giáo sư luật Anatoly Sobchak - thị trưởng dân chủ đầu tiên của Leningrad (nay là St. Petersburg), người mà ông từng có thời gian làm việc chung trước đó.

Tổng thống Putin: Người đàn ông chống lại cả phương Tây, đặt kỳ vọng lớn lao vào châu Á - Ảnh 10.

Năm 1996, gia đình Putin chuyển tới Moscow. Hai năm sau, Putin trở thành người đứng đầu FSB, cơ quan kế nhiệm KGB. Chính đương kim Tổng thống Boris Yeltsin cất nhắc Putin vào vị trí này. Nó cho thấy sự tin tưởng của vị tổng thống Nga với ông Putin.

Chỉ một năm sau, Putin được bổ nhiệm vào cương vị Thủ tướng Nga. Ông là người thứ 5 ngồi vào chiếc ghế thủ tướng trong chưa đầy hai năm. Sau khi Tổng thống Yeltsin đột ngột từ chức vào đêm giao thừa năm 1999, ông Putin trở thành quyền Tổng thống trước khi đắc cử chính thức trong cuộc bầu cử tháng 3/2000.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng thống Putin tập trung vào các vấn đề trong nước với hai trọng tâm là Chechnya và các đầu sỏ chính trị thời Yeltsin. Việc ông Putin mạnh tay trong cuộc chiến ở Chechnya khiến tỷ lệ người Nga ủng hộ ông tăng lên tới 83% dù nước Nga phải chịu những đau thương và mất mát.

Tổng thống Putin: Người đàn ông chống lại cả phương Tây, đặt kỳ vọng lớn lao vào châu Á - Ảnh 11.

Ông tiếp tục đắc cử Tổng thống Nga năm 2004 trước khi bước xuống theo quy định của Hiến pháp năm 2008. Bốn năm tiếp theo, ông vẫn gắn bó với chính trường Nga trên cương vị thủ tướng. Năm 2012, ông Putin tiếp tục đắc cử nhiệm kỳ 3 với thời gian nhiệm kỳ là 6 năm.

Không chỉ cứng rắn trong các vấn đề chính trị và ngoại giao, ông Putin còn được biết đến với hình ảnh mạnh mẽ khi hòa mình vào thiên nhiên hoang dã. Truyền thông Nga còn cho biết Tổng thống Putin có thể lái nhiều loại máy bay, từ phi cơ ném bom chiến lược Tu-160 tới tiêm kích phản lực Su-27 hay máy bay cứu hỏa và tàu lượn. Ông còn được biết đến với khả năng võ thuật đáng nể và đam mê với những môn thể thao mạo hiểm.

Tổng thống Putin: Người đàn ông chống lại cả phương Tây, đặt kỳ vọng lớn lao vào châu Á - Ảnh 12.

Tổng thống Putin: Người đàn ông chống lại cả phương Tây, đặt kỳ vọng lớn lao vào châu Á - Ảnh 13.

Trong một bài viết đăng hồi tháng 3, tờ Guardian của Anh đã phỏng vấn nhiều người dân Nga để biết cảm nghĩ của họ về Tổng thống Putin, người trở thành Thủ tướng Nga kể từ năm 1999 và liên tiếp đảm trách hai vị trí quyền lực nhất tại Nga là Thủ tướng và Tổng thống.

Aigul Valeyeva, 49 tuổi, nhà nghiên cứu kim loại tại Học viện Khoa học Nga, nhấn mạnh: "Tôi sinh ra và lớn lên dưới thời Liên bang Xô Viết. Lúc đó, chúng tôi có thể chế tạo tên lửa hay xây con đập dọc sông Yenisei nhưng phải xếp hàng nhiều giờ để mua một cái xúc xích. Chúng tôi không có quyền lựa chọn các kiểu dáng quần áo. Cái quy nhất chúng tôi có thể chọn là kích cỡ các bộ trang phục".

Theo bà Valeyeva, khi Liên Xô sụp đổ, mối quan hệ giữa các nước trong Liên bang Xô viết bị phá vỡ. Tuy nhiên, dưới thời Tổng thống Putin, những liên kết này đang được phục hồi và những liên kết mới được hình thành. Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, nông nghiệp, khoa học và sản xuất. Nga cũng đã chế tạo ra những thiết bị quân sự có chất lượng.

Tổng thống Putin: Người đàn ông chống lại cả phương Tây, đặt kỳ vọng lớn lao vào châu Á - Ảnh 14.

"Putin nổi tiếng vì ông ấy trở thành tổng thống từ khi còn rất trẻ và tràn đầy sức sống, hơn loạt các nhà lãnh đạo cũ, ốm yếu và tha hóa. Ông ta biết cách giao tiếp và truyền thông điệp tới người khác. Ông ấy có phong độ tốt và khá cởi mở", bà Valeyeva nhận định.

Alina Batishcheva, 29 tuổi, nhấn mạnh nước Nga không bao giờ mất đi sự vĩ đại của mình dù có những thời điểm kinh tế và chính trị vô cùng phức tạp, với những cơn dư chấn mà người Nga vẫn có thể cảm thấy lúc này. "Thành tựu lớn của ông Putin là đã trở thành một nhà lãnh đạo có năng lực hơn so với những người tiền nhiệm", Batischeva, cử nhân xã hội học, chia sẻ.

Alexander Kulevich, 30 tuổi, thì cho rằng nước Nga đang mạnh hơn rất nhiều so với giai đoạn 1990. "Ngay cả các lệnh trừng phạt khi sáp nhập Crimea cũng không khiến nước Nga suy yếu và chúng ta đã vượt qua nó. Ông Putin cũng đã kéo quân đội và Hải quân khỏi đống đổ nát sau khi Liên Xô tan rã. Putin là người rất độc lập", Kulevich nhận định và cho rằng đây là điều tốt.

Tổng thống Putin: Người đàn ông chống lại cả phương Tây, đặt kỳ vọng lớn lao vào châu Á - Ảnh 15.

Tổng thống Putin: Người đàn ông chống lại cả phương Tây, đặt kỳ vọng lớn lao vào châu Á - Ảnh 16.

Linh Anh
Hương Xuân
Tổng hợp
Theo Trí Thức Trẻ31/10/2017

Trí thức trẻ