Tổng thống Putin đã đúng, lệnh cấm vận với Phương Tây đang làm kinh tế Nga mạnh lên
Lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ các nước phương Tây được tổng thống Nga Vladimir Putin ban hành đã vô tình giúp nước Nga học cách "tự nuôi sống mình" bằng những sản phẩm nông nghiệp nội địa.
Lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm này được tổng thống Nga Vladimir Putin kí như một hành động trả đũa phương Tây. Tuy nhiên, những tưởng nước Nga sẽ lâm vào tình trạng khó khăn liên quan đến vấn đề thiếu lương thực thì ngược lai, quốc gia này lại tận dụng lệnh cấm này như một động lực để vươn lên phát triển các ngành nông nghiệp nội địa.
Việc cắt giảm nhập khẩu các loại thực phẩm cấp từ phô mai Pháp cho đến cá hồi Na Up kể từ tháng 8 năm 2014, một số công ty chế biến thực trong nước đã xem đây là một cơ hội "nghìn năm có một" đẩy mạnh sản xuất những sản phẩm của họ nhằm thế chân các nhãn hiệu nước ngoài đặc biệt là các nước phương Tây.
Tỷ lệ tiêu thụ thực phẩm nhập khẩu tại Nga đang giảm xuống mức kỷ lục
Theo báo cáo mới đây của công ty ACRA (công ty chuyên đánh giá, xếp hạng), các sản phẩm thực phẩm nội địa được người Nga tiêu thụ một cách chóng mặt . Trái lại, mức tiêu thụ các thực phẩm nhập khẩu xuống mức thấp nhất trong lịch sử.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, tính đến thời điểm hiện tại, nhập khẩu chỉ chiếm 22% tổng lượng thực phẩm được bán ra, từ mức 34% so với đầu năm 2014. Ngay cả khi lạm phát chạm đỉnh gần 17% năm 2014, ảnh hưởng của lệnh cấm cũng chỉ dừng lại ở mức 1,6%.
Bốn tháng đầu năm 2016, thị phần của phô mai nhập khẩu trên thị trường nội địa giảm xuống còn 23%, từ mức 49% cùng kỳ trong năm 2015 và 2014. Trong khi đó, thị phần thịt lợn giảm từ 18% xuống còn 8,5%. Với tỷ lệ giảm pháp trong tháng 7 giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua đã chứng tỏ những hệ quả xấu của lệnh cấm vận tác động lên giá cả chỉ là con số 0 tròn trĩnh.
Lệnh cấm vận thực phẩm có ảnh hưởng rất ít đến lạm phát tại Nga vào tháng 3/2015
Một trog những ý nghĩa quan trọng nhất của lệnh cấm vận này chính là nhằm mục đích thúc đẩy ngành chế biến thực phẩm trong nước phát triển những sản phẩm thực phẩm và dịch vụ mà trước đây Nga phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đặc biệt, ngành nông nghiệp tăng 4,4 % trong tổng sản lượng quốc gia, mức cao nhất kể từ năm 2003. Đây còn là tín hiệu đáng mừng cho ngân hàng trung ương Nga.
Tỉ lệ lạm phát hàng năm đã giảm trong năm nay, mặc dù vẫn giữ ở mức 7,2%.
Ông Dmitry Kulikov, chuyên gia phân tích cấp cao của ACRA, nhận định " Việc duy trì lệnh cấm vận và giảm thị phần của thực phẩm nhập khẩu giúp nước Nga giữ lạm phát ở mức ổn định và trở nên ít phụ thuộc hơn vào chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Nga".