Tỉ phú người Nga đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng cho tàu vũ trụ kích cỡ…con bướm

14/04/2016 10:31 AM | Công nghệ

CEO của Facebook Mark Zuckerberg cũng tham gia vào dự án này, với mục tiêu tìm ra những hành tinh xa xôi có thể tồn tại sự sống.

Dành cho những ai tò mò về sự tồn tại của người ngoài hành tinh, Yuri Milner - tỉ phú gốc Nga đã và đang hỗ trợ cho một loạt dự án về không gian và Internet, đã mở một cuộc họp báo ở New York, tuyên bố rằng cho đến thời điểm hiện tại, chưa có sự sống ngoài Trái Đất nào được phát hiện từ những nghiên cứu mà ông tài trợ.

Trong khi dự án Breakthrough Listen của Milner chưa đạt được thành tựu nào đột phá trong một vài tháng đầu triển khai, điều này không làm nhụt chí vị doanh nhân công nghệ 54 tuổi và các nhà đầu tư khỏi việc tiếp tục rót một phần tài sản vào công cuộc nghiên cứu vũ trụ có phần viển vông này.

Milner, cùng với nhà vật lí lý thuyết nổi tiếng Stephen Hawking, đã tiết lộ một dự án nghiên cứu đầy tham vọng khác vào thứ Ba vừa rồi trong một sự kiện ở Trung tâm thương mại một thế giới.

Tỉ phú người Nga Yuri Milner
Tỉ phú người Nga Yuri Milner

Starshot được Milner tài trợ khoản tiền 100 triệu USD (tương đương hơn 2.000 tỷ đồng) với mục tiêu tìm ra những hành tinh cách rất xa Trái Đất có khả năng tồn tại sự sống. Khoản tiền này được thêm vào quỹ 100 triệu USD ông đầu tư vào dự án Breakthrough Listen vào năm ngoái, dự án sẽ tìm kiếm sinh vật thông minh trong khắp vũ trụ trong 10 năm tới.

Trong một nỗ lực khác, đội của Milner có kế hoạch phát triển những tàu vũ trụ tí hon không người lái – “tàu vũ trụ nano được đẩy đi bởi ánh sáng,” (tên trong dự án Breakthrough) – được thiết kế để bay vào hệ sao Alpha Centauri trong sứ mệnh nghiên cứu sẽ kéo dài ít nhất 24 năm để hoàn thành.

Milner tuyên bố ý tưởng này không hề cường điệu như chúng ta tưởng và quả quyết “việc này là hoàn toàn có thể thực hiện được trong cuộc đời.” Ông đã thuê một đội ngũ bao gồm các cựu nhà khoa học và kĩ sư ở NASA. Nhà đồng sáng lập Facebook Mark Zuckerberg cũng tham gia vào ban giám đốc điều hành của dự án này.

Những tỉ phú công nghệ đang ngày càng hướng sự chú ý của họ vào các dự án không gian đầy tham vọng, thường là với những thành quả rất ấn tượng. Vào ngày thứ Sáu tuần trước, công ty không gian vũ trụ của Elon Musk – Tập đoàn công nghệ Space Exploration đã phóng thành công tàu chở hàng lên Trạm vũ trụ quốc tế và hạ cánh an toàn tên lửa trên một bệ nổi ở bờ biển Florida, đây là lần đầu tiên công ty đạt được thành công đến vậy.

Trong khi đó, Blue Origin, được thành lập bởi CEO Jeff Bezos của Amazon, gần đây đã đáp thành công tên lửa trên đất liền. Bezos dự kiến sẽ trao đổi những tham vọng của ông vào thứ Ba ở Hội nghị chuyên đề ngành vũ trụ ở Colorado.

Không giống như Blue Origin và SpaceX, dự án Breakthrough của Milner mang tính phi lợi nhuận. Và trong khi vẫn đang tự tài trợ cho dự án bằng tài sản của mình, ông dự tính trước sự cần thiết của những khoản đóng góp bổ sung khi dự án đi vào giai đoạn tiếp theo.

“Dự án này không thể được thực hiện chỉ bởi một quốc gia, đây là một dự án toàn cầu. Gần như theo định nghĩa, nó đại diện cho tất cả chúng ta. Nếu muốn hoàn thành một mục tiêu xa vời một cách nhanh chóng, chúng ta cần sự đồng lòng của tất cả mọi người trên hành tinh này cho những điều được coi là đúng đắn.”

Trong khi Bezos và Musk tuyên bố về mục tiêu cuối cùng là cuộc đổ bộ của con người vào không gian – thậm chí là định cư ở sao Hỏa – mục tiêu của dự án của Milner có tầm nhìn xa hơn rất rất nhiều.

Kì vọng là tận dụng những tiến bộ của chip máy tính được tạo ra bởi ngành công nghiệp điện tử học tiêu dùng trong suốt 15 năm qua, cũng như những tiến bộ của lasers, thứ cần thiết để cung cấp nguồn lực cho tàu vũ trụ và cho phép ảnh và dữ liệu không gian được gửi về Trái Đất cho các nhà khoa học. Và điểm đến cuối cùng: hệ sao Alpha Centauri, gần chúng ra nhất, được một số nhà du hành vũ trụ tin rằng có thể có những hành tinh hỗ trợ cho sự sống.

Để giải quyết thách thức lớn nhất là khoảng cách giữa Trái Đất và Alpha Centauri – 4 năm ánh sáng tương đương 30.000 năm để có thể đến nơi nếu sử dụng những tàu vũ trụ hiện có, Milner cùng cộng sự dự kiến dùng những con tàu vũ trụ tí hon – kích cỡ chỉ tương đương một con bướm – và không dùng những tên lửa tiếp nhiên liệu thông thường mà sử dụng những cánh buồm mặt trời khổng lồ được đẩy lên bởi tia lasers ở mặt đất.

Đội ngũ của dự án sẽ cố gắng thiết kế những con tàu có thể di chuyển với tốc độ bằng 1/5 tốc độ ánh sáng, và sẽ phóng hàng ngàn con tàu vũ trụ này phòng khi một số con tàu bị hỏng trong hành trình. Nếu mọi thứ vận hành trơn tru, sẽ mất 20 năm để các con tàu đến được Alpha Centauri và mất thêm 4 năm để ảnh và dữ liệu được gửi về Trái Đất.

Hình ảnh về cánh buồm mặt trời
Hình ảnh về cánh buồm mặt trời

Milner được cha mẹ đặt tên theo nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin, học vật lí ở đại học bang Moscow trước khi thành lập một loạt công ty Internet. Nhờ vào khoản đầu tư vào Facebook, Milner đã tích lũy được khối tài sản trị giá 3,2 tỷ USD. Năm 2012, ông bắt đầu theo đuổi sự nghiệp thứ hai của mình là một người bảo trợ khoa học khi tài trợ cho một loạt các giải thưởng lớn về vật lí, toán học và khoa học đời sống.

Nếu tất cả mọi việc triển khai thuận lợi, Milner mong muốn được nhìn ngắm tấm ảnh về hành tinh có thể hỗ trợ sự sống. “Đó có thể là một tấm ảnh đắt tiền, nhưng sẽ là một tấm hình vô giá”, ông hài hước nói.

Thành NT

Cùng chuyên mục
XEM