Phiêu lưu mạo hiểm: Cuộc chơi mới của các nhà sản xuất đồng hồ

02/12/2015 11:22 AM | Marketing

Gây ấn tượng mạnh tới công chúng, các công ty chế tạo đồng hồ hàng đầu trên thế giới đang nỗ lực đầu tư vào những môn thể thao mạo hiểm dựng tóc gáy để thu hút sự chú ý của khách hàng.

Mọi người vẫn luôn tò mò và háo hức muốn biết bằng cách nào các môn thể thao mạo hiểm và giới truyền thông lại trở nên quan trọng đến vậy đối với những nhà sản xuất đồng hồ muốn giữ vững vị trí đỉnh cao của mình trong lĩnh vực này.

Không phải lần đầu tiên “sự phiêu lưu mạo hiểm” được ưu ái chọn làm “thỏi nam châm” thu hút sự chú ý của các khán giả đam mê đồng hồ và muốn mua đồng hồ. Sau nhiều thập kỷ nỗ lực không ngừng, giờ đây các thương hiệu đồng hồ đang mở ra một khái niệm mới mang sắc thái hiện đại hơn là khái niệm “thích” mà chúng ta vốn đã quá quen thuộc.

Dù đã nhiều phen khán giả phải thót tim vì những màn nhào lượn máy bay với tốc độ 370 km/h bên dưới một cây cầu hay thám hiểm ở độ sâu 10.000 mét dưới lòng Thái Bình Dương, các nhà sản xuất đồng hồ vẫn chưa bao giờ thôi làm chúng ta phải háo hức chờ đợi.

Cuộc chơi vẫn tiếp tục và thậm chí còn nhiều và ngày càng nhiều hơn nữa những tình nguyện viên sẵn sàng đương đầu với rủi ro và mạo hiểm.


Phi công Nicholas bay lượn trên thung lũng Monument, Mỹ

Phi công Nicholas bay lượn trên thung lũng Monument, Mỹ

“Với các môn thể thao mạo hiểm, bạn không bao giờ có thể nói dối được: nó không giống như việc bạn đem logo và đính vào bất cứ nơi nào để lôi kéo sự chú ý của mọi người”, ông Claude Biver, Tổng Giám Đốc của hãng TAG Heuer chia sẻ. Hãng TAG Heuer hiện đang là người hỗ trợ cho bộ phim Nuit De La Glisse - Don’t Crack Under Pressure (một bộ phim tiên phong về những tay đua xe máy, vận động viên lướt ván, vận động viên trượt tuyết và các phi công mạo hiểm trong hành trình đi chinh phục những thử thách vô cùng khắc nghiệt và nguy hiểm).

“Đối với tôi, TAG Heuer luôn luôn có một mối liên kết với những cá nhân dám chọn cho mình một cuộc sống đầy thử thách và hiểm nguy rình rập. Bạn hãy thử hình dung đến giải đua xe công thức 1 trong thời hoàng kim của mình vào những năm cuối của thập niên 70.

Tôi nghĩ có một vài sự tương đồng giữa chúng với trạng thái cảm xúc mà bạn lãnh thụ được ở những môn thể thao mạo hiểm này, trong mối quan hệ ràng buộc và tôn trọng nào đó với sự nguy hiểm. Theo cách nghĩ này, là tôi đang so sánh Mathias Wyss-phi công mạo hiểm chính của chúng tôi với James Hunt huyền thoại.”

Vận động viên mạo hiểm trên núi Mont Blanc trong phim Don’t Crack Under Pressure
Vận động viên mạo hiểm trên núi Mont Blanc trong phim Don’t Crack Under Pressure

Và đây là lý do tại sao các thương hiệu sẵn sàng lao mình vào các cuộc viễn chinh hay thể thao mạo hiểm: Sức hấp dẫn vượt không gian mà không một thứ ngôn ngữ nào có thể lột tả hết được.

Dĩ nhiên là các hãng đồng hồ thừa hiểu họ sẽ phải làm gì đó “mạo hiểm” nếu muốn chinh phục hàng triệu triệu khán giả - những người chẳng buồn nhấc mi nếu phải đọc bất cứ bài nào quá 140 ký tự.

“ Truyền thông xã hội chính là tương lai” và “chúng ta phải liên kết thông qua tất cả các công cụ giao tiếp để làm sao những thế hệ mới có thể kết nối được với chúng ta”- ông Biver cho biết thêm

Chiếc Aquaracer Calibre của thương hiệu TAG Heuer 16 (£2,750, tagheuer.com)
Chiếc Aquaracer Calibre của thương hiệu TAG Heuer 16 (£2,750, tagheuer.com)

Kết quả có thể rất ấn tượng: mỗi bài đăng trên trang facebook của vận động viên lướt sóng chuyên nghiệp Garrett McNamara - đại sứ thương hiệu của TAG Heuer thu hút được khoảng 2.000 lượt like.

Nếu nội dung đúng, nó có thể thu hút được độc giả, nhưng nếu nội dung đó thêm phần chân thực và táo bạo thì tiềm năng mới thực sự lớn.

Hẳn bạn còn nhớ cú nhảy ngoạn mục của huyền thoại nhảy dù Felix Baumgartner từ độ cao hơn 39km. Video của ông đã thu hút ít nhất 38 triệu lượt xem trên youtube và con số này chắc chắn sẽ còn tăng thêm nữa.

Nhưng các sự kiện truyền thông lớn này không chỉ đơn thuần là truyền tải những cảnh tượng mà chúng còn đong đầy một nguồn cảm hứng vô tận nữa.

Đó là khi ông James Cameron, đạo điễn tài ba của điện ảnh Hollywood bắt tay hợp tác với Rolex, ông đã một mình thực hiện chuyến thử nghiệm lặn ở độ sâu 10.908 mét dưới lòng đại dương, tại một thung lũng dưới đáy biển Mariana Trench.

James Camerons Deepsea Challenge in the Mariana Trench in the Pacific
James Cameron's Deepsea Challenge in the Mariana Trench in the Pacific

“ Thứ chúng ta đang được chiêm ngưỡng ở đây chính là thành quả của một đội ngũ vô cùng năng động và có kinh nghiệm. Dù chỉ trong một thời gian ngắn thôi nhưng họ đã làm được điều mà người khác cho rằng việc hoàn thành nó là không thể. Và đó chính là điều tôi đã thấy trong chiếc tàu ngầm này và đặc biệt là trong chiếc đồng hồ Rolex SE-Dweller”

Chiếc Rolex Sea-Dweller (£6,250, rolex.com)
Chiếc Rolex Sea-Dweller (£6,250, rolex.com)

Các thương hiệu cũng cho thử nghiệm các sản phẩm đồng hồ của mình trong những môi trường vô cùng khắc nghiệt khác. Ít ai hiểu rõ vấn đề này hơn Nick English, đồng sáng lập của thương hiệu Bremont.

“ Chúng tôi yêu cái cách mà những nhà thám hiểm chọn đeo những chiếc đồng hồ của chúng tôi. Như nhà thám hiểm Ben Saunders đã thử nghiệm chiếc Terra Nova trong cuộc hành trình vẽ lại những bước chân của người anh hùng Scott trên con đường tới Nam Cực”.

Ông giải thích thêm, đó là một lựa chọn vô cùng đúng đắn, bởi Bremont là một “cỗ máy” vô cùng hữu dụng. Ở những nơi có nhiệt độ thấp và thời tiết khắc nghiệt như Nam Cực, chiếc smartphone của bạn dường như là vô dụng.

“ Thời tiết quá lạnh cho bất kỳ loại thiết bị chạy bằng tin nào có thể hoạt động tốt được, các chuyển động phải được bôi trơn đặc biệt và vỏ đồng hồ phải được chế tạo từ hợp kim titanium để trọng lượng phần nào được giảm bớt vì các nhà thám hiểm còn phải mang bên mình rất nhiều những đồ dùng cá nhân khác trên xe trượt tuyết”

Ben Saunders và Tarka lHerpiniere trong Antarctica, 2013, thử nghiệm chiếc Bermonts Terra Nova
Ben Saunders và Tarka l'Herpiniere trong Antarctica, 2013, thử nghiệm chiếc Bermont's Terra Nova
Ben Saunders ở Bắc Cực năm 2010
Ben Saunders ở Bắc Cực năm 2010

Một số thiết bị không chỉ giúp bạn hoàn thành một sứ mệnh vẻ vang nào đó mà còn có thể trợ giúp bạn những khi có chuyện gì đó không như ý xảy ra. Nhà thám hiểm Neil Laughton đã từng đeo trên tay chiếc đồng hồ Breitling Emergency trong những cuộc viên chinh đáng ngưỡng mộ của mình.

“ Chiếc đồng hồ này thực sự là một sáng tạo tuyệt đẹp, nó là một thiết bị cảnh báo cứu trợ khẩn cấp tuyệt vời cho những nhà thám hiểm như chúng tôi, những người luôn muốn được lao mình khám phá và thử nghiệm những vùng đất mới, những trải nghiệm mới” ông nói.

Kề cạnh bên mình khắp mọi nơi, từ Greenland cho đến sa mạc Sahara, Laughton thực sự tin tưởng vào thương hiệu đồng hồ đẳng cấp này.

Chiếc Breitling Emergency II (£12,040, breitling.com)
Chiếc Breitling Emergency II (£12,040, breitling.com)

Có thể thấy, mối quan hệ khăng khít giữa “đại sứ” và “thương hiệu” đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ông Sylvain Dolla, Tổng Giám đốc của hãng đồng hồ nổi tiếng Hamilton đã từng làm việc với phi công Nicolas Ivanoff trong thập kỷ qua.

Nicolas còn lấy chính chiếc máy bay Edge 540 V3 mà ông đã dùng để thi đấu trong giải đua Red Bull Air Race để quảng bá cho hình ảnh của thương hiệu Hamilton.

“ Khi ngồi trong buồng lái, tôi không thể nghe bất cứ tiếng chuông báo nào bởi chúng quá ồn ào”. Vì thế “ Nicolas muốn một chiếc đồng hồ có thể cho ông ấy một “báo động hiển thị” ông Dolla nói.

“Điều tôi thích ở chiếc Air Race này đó là nó có mặt hiển thị rất tốt. Tôi vừa có một phần thưởng lớn nhưng lại chẳng có ham muốn gì khác ngoài việc ngắm màn hình của nó. Giống như kiểu bạn xem một trận bóng đá, bạn hứng khởi lắm nhưng hơn hết là bạn đang dồn hết tâm trí cổ vũ cho đội bóng mình yêu thích. Ngay cả nếu bạn chẳng quan tâm đến việc ai dành phần thắng trong cuộc đua Air Race, thì bản thân cuộc đua đó vẫn có một ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ lên tâm trí của bạn”

Vận động viên Carlos Coste với chiếc đồng hồ Oris năm 2010
Vận động viên Carlos Coste với chiếc đồng hồ Oris năm 2010

Những sự kiện như: Nhà thám hiểm Mike Horn đeo chiếc Officine Panerai trong khi đi vòng quanh Bắc Cực; vận động viên lặn tự do người Venezuela Carlos mang chiếc Oris như một chiếc dây an toàn, hay đồng hồ Tudor lấy cảm hứng từ cuộc thám hiểm vùng Greenland năm 1952 đã đồng hành cùng nhà thám hiểm trẻ James Bowthorpe trong dự án Hudson River… vẫn sẽ mãi là những nguồn cảm hứng vô tận khiến bất kỳ nhà sản xuất đồng hồ nào cũng phải thèm muốn được dự phần.

Nhà thám hiểm Mike Horn với chiếc Panerai Submersible (£6,750, panerai.com) tại Nam Cực, năm 2008
Nhà thám hiểm Mike Horn với chiếc Panerai Submersible (£6,750, panerai.com) tại Nam Cực, năm 2008

Nhà thám hiểm địa cực Quentin Smith, người đã suýt rơi vào lưỡi hái tử thân khi chiếc trực thăng mà ông điều khiển bị rơi ở vùng Nam cực, đã phải thốt lên rằng: “ Cái chết không đáng sợ mà điều đáng sợ nhất chính là không được trải nhiệm một cuộc sống thực sự với tất cả những ý nghĩa sâu sắc nhất của nó.”

Nhà thám hiểm James Bowthorpe với dự án Hudson River , tháng 4 năm 2015.
Nhà thám hiểm James Bowthorpe với dự án Hudson River , tháng 4 năm 2015.
Nhà thám hiểm Bowthorpe đeo chiếc Tudor North Flag
Nhà thám hiểm Bowthorpe đeo chiếc Tudor North Flag

Hoàng Hà

Cùng chuyên mục
XEM