Không phải đài truyền hình hay thương hiệu, chính khán giả mới là người dẫn dắt

25/08/2014 16:09 PM | Marketing

"Chính khán giả chứ không phải các thương hiệu hay đài truyền hình là những người dẫn dắt nội dung", Kath Hipwell, giám đốc kế hoạch Red Bee Media phát biểu.

Gần đây tôi đã xem một bộ phim hoạt hình ngắn hấp dẫn. Đó là câu chuyện hài hước đầy kịch tính về một con khỉ liều lĩnh và một chú lạc đà đáng yêu bị mắc kẹt trên một ốc đảo tranh nhau quả dừa cuối cùng.

Đoạn clip vui nhộn khiến tôi lầm tưởng đó là sê ri phim giành cho trẻ em của CBeebies hay Nick Jr. Tuy nhiên, tôi đã thấy vô cùng ngạc nhiên khi cứu tinh cho nhân vật chính lại là một thùng nước dừa Alpro. 

"Đó là một đoạn quảng cáo". Nhưng tại sao nó không phải là series phim mới dành cho trẻ em? Nó có đầy đủ sự hấp dẫn, hài hước và những nhân vật đáng yêu.

Clip làm tôi quay lại một vấn đề mà bản thân đã trăn trở rất nhiều gần đây: Ai là người dẫn dắt nội dung chương trình? Trước kia, các đài truyền hình nắm độc quyền nội dung chương trình và thời điểm phát sóng. Còn giờ thì sao? Tất cả mọi người từ Joe Bloggs đến Jo Malone đều có trong tay công nghệ và nền tảng để từ đó có khả năng "phát sóng" nội dung họ muốn.

Kết quả là khán giả có thể lựa chọn nội dung, thời điểm và địa điểm họ muốn xem. Đó là sự "dân chủ hóa nội dung". Giờ đây không phải các đài truyền hình cũng như các thương hiệu quyết định nội dung chương trình, mà là khán giả nắm toàn quyền “bỏ phiếu" (bằng mắt hoặc chuột) của họ.

Có thể kể tới một ví dụ tiêu biểu là hiện tượng gây chú ý đặc biệt trên mạng - video "First kiss” (không có lồng thương hiệu vào trong clip đầu) của thương hiệu quần jean Wren. Đoạn clip ngắn được đăng tải cách đây bốn tháng đã thu hút 88 triệu lượt xem và kèm theo đó là hàng trăm “phiên bản chế” (thêm hàng triệu lượt xem nữa) được tạo ra bởi mọi người, từ đàn ông hay phụ nữ trên đường phố. Chương trình Funny or Die – nơi cung cấp hàng nghìn video hài hước cũng có những đoạn phim tương tự.

Tính tới thời điểm hiện tại, "First Kiss" đã thu hút tới gần 90 triệu lượt xem trên Youtube

Số lượng xem như trên chỉ có trong mơ của các đài truyền hình. Kênh TV Showtime của Mỹ  đã làm riêng một phần tiếp theo; "Undress Me”, trong đó bê nguyên xi đạo diễn, ý tưởng, khung hình trắng đen của Wren, và cũng không lồng ghép thương hiệu vào clip để thúc đẩy season mới của loạt hit “Masters of Sex”. Như vậy, các đài truyền hình bắt chước các nhà sản xuất nội dung lồng ghép thương hiệu? Chuyện gì sẽ tiếp diễn? Phim được thực hiện cho thị trường hoàn toàn mở? Một thương hiệu cũng đi mua phim tài liệu giống như đài truyền hình?

Ngay cả bộ phim tài liệu hợp tác sản xuất của chúng tôi, “100 seconds to beat the world: the David Rudisha story”, được công chiếu trên kênh BBC Four, cũng có thể dễ dàng được mua bởi một thương hiệu muốn gắn tên tuổi của mình với thể thao hay các giá trị đáng khen ngợi của sự kiên trì, sự bền bỉ và niềm tin.

Bộ phim tuyệt vời “Quiet your inner Scrooge” trong mùa Giáng sinh cũng có thể thực hiện một điều tương tự. Bộ phim dựa theo câu chuyện năm 1897, khi một cô bé ngây thơ tên là Virginia đã viết một bức thư gửi cho tạp chí The Sun ở New York và hỏi "Liệu ông già Noel có thật hay không?”. Câu trả lời nổi tiếng: "Tất nhiên rồi Virginia, ông già Noel có tồn tại chứ."

Hơn một thế kỷ sau, Macy’s tìm lại câu chuyện này và đến CBS, kênh truyền hình số 1 của Mỹ, với đề nghị thực hiện vở kịch phát sóng 30 phút giờ vàng chiếu phim hoạt hình đặc biệt phục vụ Giáng sinh, dựa trên câu chuyện có thật của Virginia O'Hanlon và chế tác theo tinh thần của bộ phim “The old holiday classics”. 

Bộ phim đã thu hút gần 4 triệu người xem và bây giờ là một phim thường niên chiếu vào dịp Giáng sinh ở New York. Macy’s đã tạo ra một thế giới của sách, DVD, những vở kịch và thậm chí quy tụ một số các trường học để giúp họ đưa vào vở kịch "Tất nhiên rồi, Virginia".

Suy cho cùng, mục tiêu của bất kỳ nhãn hàng nào đều là tạo ra một nội dung đủ hay để có thể thu hút khán giả thưởng thức, chứ chẳng quan trọng ai là tác giả. Tất nhiên, câu chuyện này không chỉ cho ngày lễ Giáng sinh. Khi tương lai của thế giới giải trí được thống trị bởi khán giả mở ra, con đường mà những kẻ thống trị mới khám phá chắc chắn sẽ rất thú vị.

>> Tại sao chẳng ai quan tâm tới thương hiệu của bạn trên mạng xã hội?

Phương Vi

dungtq

Cùng chuyên mục
XEM