14 quảng cáo đủ sức thay đổi cả một nền văn hóa (P2)

21/08/2014 13:40 PM | Thương hiệu

Vô số quảng cáo ra đời hàng năm, không ít trong số đó đã để lại giá trị, vượt qua cả ý định ban đầu này. Thậm chí, nó còn làm thay đổi cả một nền văn hóa.

1964: Daisy


Năm 1964, Lyndon Baines Johnson tổ chức chiến dịch chạy đua vào nhà trắng với đối thủ đảng Cộng hòa Barry Goldwater.

Johnson muốn "tô vẽ" hình ảnh của Goldwater là một người ủng hộ chiến tranh lạnh, và tập trung vào nỗi sợ hãi về bom hạt nhân trong lòng người Mỹ.

Chiến dịch của ông được biết tới với cái tên "Daisy", trong đó một cô bé vô tội chơi đùa vời những bông hoa trên cánh đồng, nhìn lên trên, và trông thấy "đám mây hình nấm" - biểu tượng của bom hạt nhân.

Ngay sau đó, giọng nói của Johnson vang lên. Kết quả, Johson đã giành chiến thắng thuyết phục. Và những quảng cáo có tính chất tấn công trở thành một phần của nền văn hóa Mỹ.

1983: Friend's Don't Let Friends Drive Drunk.

Năm 1983, Hiệp hội quảng cáo đưa ra một mẫu quảng cáo đại chúng mà sau đó đã nhanh chóng trở thành một phần của nước Mỹ: Friend's Don't Let Friends Drive Drunk (Bạn bè không để bạn bè lái xe say xỉn)


Thời điểm đó, những lái xe say xỉn là nguyên nhân của 50% cái chết trong tai nạn xe cộ ở Mỹ. Con số này hiện đã xuống còn 31% - và mẫu quảng cáo trên là một trong những yếu tố giúp nước Mỹ giảm được những vụ tử nạn.

Bản thân kiểu viết được dùng trong quảng cáo trở thành một "meme", và ngày nay chúng ta sử dụng nó để cảnh báo mọi thứ: " Friends Don't Let Friends Write Bad Poetry, Friends Don't Let Friends Use AOL, and Friends Don't Let Friends Use Comics Sans"

1984: Quảng cáo Super Bowl của Apple


Apple đã giới thiệu chiếc máy tính Macintosh vào năm 1984 tại Super Bowl với một mẫu quảng cáo gây choáng. Trong quảng cáo, một phụ nữ mặc áo lót trắng và quần đùi màu cam chạy tới căn phòng đầy những người giống nhau, và ném thẳng chiếc búa vào màn hình trong đó lãnh đạo của họ đang nói.

Hành động ném chiếc búa của người phụ nữ báo hiệu rằng họ sẽ mang tới người dùng sự tự do của máy tính cá nhân, và các nhà lãnh đạo công nghệ sẽ phải coi máy tính như một lực lượng sáng tạo.

1988: Just do it.


Quảng cáo đầu tiên "Just Do It" (Cứ làm đi), của Nike có hình ảnh của một vận động viên đi bộ đã 80 tuổi - Walt Stack đang chạy qua cầu Cổng Vàng trong lộ trình hàng ngày kéo dài 17 dặm của ông.

Thông điệp của Nike quá đơn giản, và nó nhanh chóng trở thành khẩu hiệu cho bất cứ ai muốn thúc đẩy bản thân để vươn lên những đỉnh cao mới.

Câu slogan này đã có 25 tuổi đời, và cho đến tận ngày nay, để thôi thúc bản thân, các vận động viên vẫn nhớ tới nó.

Tất cả những gì họ phải làm đó là xỏ chân vào đôi giàu tập và "làm".

1988: Joe Camel


Năm 1988, công ty thuốc lá R.J.Reynolds muốn tổ chức kỷ niệm 75 năm thương hiệu thuốc lá Camel của mình. Tuy nhiên, thời điểm đó thuốc lá đang phải chịu nhiều ánh mắt soi mói, cùng với đó có lệnh cấm quảng cáo.

Vì thế, để quảng cáo Camel đã "lách" khi thực hiện một quảng cáo giống Camel Anh năm 1970, trong đó sử dụng các nhân vật hoạt hình. Hội chống hút thuốc đã buộc tội R.J.Reynolds hướng mục tiêu vào những người chưa đủ tuổi hút thuốc. Luật sư bang California, Janet Mangini còn cho biết những người hút thuốc ở tuổi vị thành niên chiếm tới 476 triệu USD trong doanh thu của Camel vào năm 1992, tăng vọt so với con số 6 triệu USD vào năm 1988, trước khi quảng cáo này ra mắt.

Vào năm 1998, nước Mỹ đã cấm toàn bộ quảng cáo thuốc lá có sử dụng nhân vật hoạt hình, cùng với nhiều lệnh cấm khác.

Levi Strauss & Co. định nghĩa "quần áo đi làm" cho người Mỹ

Giữa những năm 80, một báo cáo cho thấy nhân viên hạnh phúc và năng động hơn khi được mặc các trang phục thoải mái. Tuy nhiên, các nhà quản lý nhân sự thì chẳng cảm thấy vui vẻ gì khi nhân viên lại được mặc quần cộc, quần bó rách hay dép tông đi làm.

Hãng thời trang Levi Strauss đã tìm thấy cơ hội kinh doanh hoàn hảo. Năm 1992, họ cho chạy một quảng cáo tới các nhà quản lý nhân sự trên khắp đất nước với cái tên "A Guide to Casual Businesswear" (Hướng dẫn quần áo đi làm), trong đó là cuốn sách minh họa trang phục gọn gàng và chuyên nghiệp với quần bò của Levi và quần Kaki Docker (cũng thuộc Levi).

Suốt thời điểm đầu những năm 1990, Levi nhận được điện thoại của các doanh nghiệp trên khắp đất nước để nhờ tư vấn về cách ăn mặc. Tới năm 1995, doanh số của công ty lập kỷ lục 6,2 tỉ USD, và không còn ai lên văn phòng với một chiếc quần thể thao nữa.

2012: Red Bull Stratos


Tháng 10 năm 2012, Felix Baumgartner nhảy xuống Trái Đất từ khoảng cách 24 dặm trên vũ trụ. Đó là một phần trong quảng cáo của Red Bull.

Baumgarner trở thành người đầu tiên vượt qua vận tốc âm thanh mà không cần sự trợ giúp của bất kỳ phương tiện nào. Và Red Bull chiếm hữu mạng internet, khi có tới 8 triệu người theo dõi pha nhảy trực tiếp và đăng tải nó trên mạng xã hội.

Quảng cáo đã mở ra một lịch sử mới trong ngành quảng cáo: Quảng cáo không làm gián đoạn sự kiện, mà nó chính là sự kiện.


Hoàng Vân

dungtq

Cùng chuyên mục
XEM