Thời Tam Quốc, Tào Tháo đạo mộ của ai để nuôi quân trong suốt 3 năm? Ngôi mộ đó rốt cuộc giàu có tới cỡ nào?

23/11/2019 20:46 PM | Sống

Bạn có biết rằng thời Tam Quốc, Tào Tháo cũng là một người đạo mộ, thậm chí có thể nói ông chính là tổ sư của những người đạo mộ sau này, chính ông là người đã khiến đạo mộ trở nên phổ biến, vậy vấn đề là vì sao ông lại phải đạo mộ?

Thực ra lý do Tào Tháo phải đạo mộ rất đơn giản, đó là để nuôi quân. Thời Tam Quốc, vì chiến tranh liên miên, lương thực mà người dân trồng đều bị tàn phá, công thêm yếu tố thiên nhiên thời tiết, nên lương thực thời đó là một thứ vô cùng xã xỉ, lương thực chính là mạng, Tào Tháo vì muốn giảm áp lực tài chính nên đã nghĩ tới việc đạo mộ để lấy được nhiều vàng bạc hơn, rồi lấy số tiền đó để nuôi quân của mình. Ông đã thành lập một phân đội nhỏ chuyên đi đạo mộ, và gọi họ là "mô kim hiệu úy" (chức quan chuyên đi tìm vàng).

Phân đội này của Tào Tháo khi đó đã đào ngôi mộ của một nhân vật rất nổi tiếng, và cũng là lần họ thu hoạch được nhiều nhất trong tất cả các lần đạo mộ, vàng bạc trong ngôi mộ đó có thể giúp Tào Tháo nuôi quân trong vòng 3 năm. Là nhân vật quyền lực ra sao mới được bồi táng nhiều vật phẩm như vậy?

Thời Tam Quốc, Tào Tháo đạo mộ của ai để nuôi quân trong suốt 3 năm? Ngôi mộ đó rốt cuộc giàu có tới cỡ nào? - Ảnh 1.

Điêu khắc chân dung Lương hiếu đế Lưu Vũ

Nhân vật đó là Lương hiếu vương Lưu Vũ, Lưu Vũ là thúc thúc của Hán Vũ đế Lưu Triệt. Lương quốc là căn cứ địa của Lưu Vũ, vào giai đoạn "ăn nên làm ra" nhất, trong tay ông sở hữu tới hơn 40 thành trì, số lượng của cải tài sản tích lũy được vô cùng nhiều, những vật phẩm quý báu mà ông thu được thậm chí còn nhiều hơn cả quốc khố của nhiều nước lúc bấy giờ.

Theo lời thuộc hạ của Lưu Vũ thì dạ hồ (dụng cụ dành cho nam giới đi tiểu vào buổi đêm) của ông cũng phải mời nghệ nhân nổi tiếng làm ra, và phải dùng loại vàng thượng hạng nhất làm nguyên liệu, bát đũa hay chuỗi rèm trong phòng ngủ cũng phải được làm từ loại ngọc đắt đỏ nhất, vợ của ông cũng dùng cây trâm phượng hoàng quý giá, hình phượng hoàng trên cây trâm sống động như thật, chỉ một cây trâm thôi cũng có thể đổi lấy được cả một thành trì của quốc gia khác. Vừa có tiền vừa có thế, nhưng Lưu Vũ khi về già vẫn không hài lòng, vì muốn tranh đoạt hoàng vị với Hán Cảnh Đế mà cuối cùng thất bại rồi buồn bực đến chết.

Thời Tam Quốc, Tào Tháo đạo mộ của ai để nuôi quân trong suốt 3 năm? Ngôi mộ đó rốt cuộc giàu có tới cỡ nào? - Ảnh 2.

Lăng mộ Lương hiếu vương

Hán cảnh Đế nể tình những công lao mà Lưu Vũ đóng góp khi còn sống nên đã chiếu theo quy mô xây mộ cho Hoàng đế mà xây cho Lưu Vũ một lăng mộ, gọi là "Lương hiếu vương lăng". Hán Cảnh đế vì không có hứng thú với khối gia tài khổng lồ của Lưu Vũ mà đã đem tất cả tài sản bồi táng theo ông. Kết quả, Tào Tháo là người đã đào ngôi mộ này lên để lấy tài sản trong đó, nuôi quân 3 năm là chuyện dễ như trở bàn tay.

Thời Tam Quốc, Tào Tháo đạo mộ của ai để nuôi quân trong suốt 3 năm? Ngôi mộ đó rốt cuộc giàu có tới cỡ nào? - Ảnh 3.

Bên trong lăng mộ Lương hiếu vương

Thời đại đó, ai cũng muốn tranh địa bàn, dùng vũ lực, dùng trí tuệ, tất cả những anh hùng Tam Quốc đều khôn ngoan, dũng mãnh, trung nghĩa, nhưng còn lão bách tính thì sao? Các thế lực cứ đánh nhau liên miên như vậy, thử hỏi người dân làm sao có thể yên ổn trồng trọt? Quân đội cũng không thể nào không có cơm ăn, vì vậy, việc đạo mộ suy cho cùng cũng chỉ là chuyện sớm chiều.

Như Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM