Thời kinh tế chia sẻ: Người Trung quốc đang cho thuê mọi thứ

24/07/2017 11:23 AM | Kinh doanh

Theo báo cáo của Trung tâm Thông tin quốc gia Trung Quốc, trong năm ngoái, giao dịch đến từ mô hình sharing economy (kinh tế chia sẻ) tại nước này đã vượt hơn 500 tỷ USD, hiện có khoảng 600 triệu người tham gia vào các hoạt động trong lĩnh vực này. Ước tính, đến năm 2020, mô hình kinh tế chia sẻ sẽ đóng góp tới 10% GDP Trung Quốc.

Sự tăng trưởng của mô hình này tại Trung Quốc là hệ quả tất yếu khi mà hiện tượng mang tên kinh tế chia sẻ đang ngày một lan nhanh trên phạm vi toàn cầu. Điểm khác biệt cơ bản của kinh tế chia sẻ tại Trung Quốc so với thế giới nằm ở vai trò của công nghệ di động nước này trong việc thúc đẩy tăng trưởng.

Andrew Atkinson - Giám đốc tiếp thị của China Skinny trả lời tờ CNBC: “Sự tăng trưởng mạnh mẽ mà nền kinh tế này có được tại Trung Quốc là nhờ thông qua các loại hình giao dịch mua bán phi tiền mặt”. Ông Atkinson đã chỉ ra việc smartphone được sử dụng phổ biến trong đại bộ phận người dân Trung Quốc là yếu tố chính đã giúp cho mô hình kinh tế chia sẻ tại đất nước này phát triển nhanh chóng. Từ xe đạp, xe hơi điện, bóng rổ cho đến thậm chí pin sạc điện thoại cũng đều được tận dụng để cho thuê tại đất nước đông dân nhất thế giới.

Xe đạp

Trên thị trường Trung Quốc hiện nay, Mobike và Ofo là hai doanh nghiệp có tên tuổi nhất trong lĩnh vực cho thuê xe đạp. Nhưng bên cạnh đó, không thể không kể đến sự xuất hiện ngày một dày đặc của các công ty nhỏ hơn trong xu thế cạnh tranh khốc liệt đến từ mô hình kinh tế chia sẻ. Một số doanh nghiệp cạnh tranh với Mobike và Ofo có thể kể đến: Bluegogo, U-bicycle và Qicai. Ước tính, hiện trên thị trường Trung Quốc có khoảng gần 30 công ty lớn nhỏ đang cung cấp dịch vụ cho thuê xe đạp.

Khi hoàn thành quá trình đăng ký và đặt cọc, khách hàng chỉ phải trả khoảng 0,5 nhân dân tệ cho 1 giờ thuê xe. Các công ty cho thuê xe đạp còn áp dụng “hồng bao" - một chương trình ưu đãi trúng thưởng tiền mặt cho các khách hàng may mắn.

Với giá thành sản phẩm thấp, các doanh nghiệp cho thuê xe đạp Trung Quốc dường như đã đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển bền vững của mình về mặt lâu dài.

Mặc dù vậy, mô hình kinh doanh này không phải là không tiềm ẩn rủi ro, đơn cử như Wukong Bicycle phải tuyên bố đóng cửa chỉ sau 6 tháng hoạt động vì mất cắp. Sự chủ quan của Wukong khi không lắp đặt thiết bị định vị GPS lên xe đạp đã khiến cho doanh nghiệp này mất đến 90% lượng xe. Bên cạnh đó, theo tờ Caixin, dịch vụ cho thuê xe đạp tại các địa phương hẻo lánh thuộc Trùng Khánh đã thất bại toàn tập vì điều kiện môi trường không hề thích hợp cho việc đi lại bằng xe đạp.

Tuy thế, nhiều doanh nghiệp vẫn tin rằng những trở ngại này không có gì đáng để lo lắng cả.

Ông Atkinson cho hay: “Quả thật, có khá nhiều câu hỏi xung quanh việc làm thế nào mà các doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận với chỉ 0,5 nhân dân tệ cho một tiếng thuê xe… Với mức đầu tư khổng lồ mà các công ty này nhận được tại thời điểm hiện tại, có vẻ như mục tiêu bây giờ của họ là mở rộng thị trường hơn là lo lắng về lợi nhuận”. Với mức đầu tư khổng lồ, dường như các công ty cho thuê xe đạp ở Trung Quốc hiện quan tâm đến việc mở rộng thị trường nhiều hơn là lợi nhuận. Nguồn: Getty Images Bóng rổ

Tờ Reuters cho hay trong tháng Tư năm nay, một dịch vụ cho thuê bóng rổ với tên gọi Zhulegeqiu đã ra mắt tại một thành phố thuộc tỉnh Chiết Giang, và đang mở rộng sang các nơi khác như Bắc Kinh, Thượng Hải và Hàng Châu.

Để có thể thuê một trái bóng, khách hàng chỉ việc quét mã QR tại trụ giữ bóng rổ của nhà cung cấp dịch vụ, thường được đặt sẵn xung quanh các sân tập công cộng. Chi phí được thanh toán thông qua ứng dụng WeChat.

Trụ giữ bóng rổ được đặt xung quanh các sân tập công cộng. Nguồn: Reuters Ban đầu, khách hàng chỉ phải trả 27 nhân dân tệ tiền thế chân để có thể sử dụng dịch vụ, nhưng trong tháng vừa qua, tiền cọc đã lên đến 69 nhân dân tệ. Bình quân, giá cho thuê bóng rổ khá rẻ, vào khoảng 1 nhân dân tệ/tiếng.

Sinh viên có thể thuê bóng rổ miễn phí với Zhulegeqiu khi sử dụng thẻ học viên của mình.

Phòng ngủ mini

Nền kinh tế chia sẻ tại đất nước đông dân nhất thế giới này còn phát sinh một loại hình dịch vụ độc đáo nữa, đó là cho thuê phòng ngủ mini hay còn được gọi là buồng/hộp ngủ (sleep pod).

Được biết, giá thành cho một tiếng sử dụng buồng ngủ vào khoảng 10 nhân dân tệ. Các trang tin tức địa phương cho hay từ trung tuần tháng 7, chuỗi dịch vụ này đã bị đóng cửa tại Bắc Kinh và Thượng Hải do Xiangshui Space - startup đằng sau loại hình cho thuê này, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu liên quan đến giấy phép và chứng nhận an toàn đối với sản phẩm của mình.

Tờ South China Morning Post cho hay những phòng ngủ mini này có thiết kế chẳng khác gì những “kén ngủ du hành” bước ra từ các thước phim khoa học viễn tưởng; chúng có đầy đủ các tiện nghi như cổng USB, đèn đọc sách và quạt điện.

Những chiếc hộp ngủ như "bước ra" từ phim khoa học viễn tưởng. Nguồn: Reuters Theo một nhân viên tại Xiangshui Space, trước khi bị các nhà chức trách “sờ gáy” thì ý tưởng kinh doanh độc đáo này khá phát đạt, cụ thể: Tất cả các phòng ngủ mini tại quận Chaoyangmen thuộc Bắc Kinh thường chật kín người vào giờ cao điểm.

Xe hơi điện

Nhằm thúc đẩy nền kinh tế chia sẻ, bên cạnh việc cho thuê ô tô và chia sẻ các chuyến đi như của Uber, các công ty khởi nghiệp Trung Quốc còn quyết định cho thuê cả xe hơi điện.

Trong số những công ty kinh doanh loại hình này, có thể kể đến EvCard, dịch vụ cho thuê ô tô điện được sản xuất tại Trung Quốc. Được biết, những doanh nghiệp ở phân khúc cao cấp còn sẵn sàng cho thuê các mẫu xe đến từ Tesla hay BMW nữa.

Sau khi đặt cọc khoảng 1.000 nhân dân tệ, tiền cước phí cho người dùng EvCard là 15 nhân dân tệ trong nửa tiếng đầu tiên. Từ phút thứ 31 trở đi, giá cước sẽ là 0,5 tệ/phút; vị chi một ngày thuê xe ước tính vào khoảng 180 nhân dân tệ, rẻ hơn hẳn so với đi taxi.

Trong khi EvCard yêu cầu khách hàng phải đến một bãi đỗ xe cụ thể để thuê và trả xe sau khi sử dụng, các công ty khác cho phép người thuê trả xe tại bất cứ nơi nào họ muốn.

Nhiều công ty cho thuê xe hơi điện ở Trung Quốc cho phép người dùng trả xe ở bất cứ đâu. Nguồn: Getty Images Một doanh nghiệp khác cũng tiến hành cung cấp dịch vụ tương tự là Gofun Chuxing với dàn xế vào khoảng 1.100 chiếc tại Bắc Kinh. Theo một nguồn tin địa phương, một đối thủ khác, là TOGO lại tiếp cận theo một hướng khác, mang đến cho người dùng hai lựa chọn: xe hơi thường và động cơ điện.

Mặc dù Trung Quốc đang hướng đến các mẫu xe hơi điện do nước ngoài sản xuất, một doanh nghiệp vẫn nhận được sự hậu thuẫn từ chính phủ địa phương trong việc lắp ráp ô tô ngay tại quê nhà. Doanh nghiệp đó, không xa lạ mấy, chính là người đứng đằng sau EvCard, Shanghai International Auto City Group.

Động thái này của Bắc Kinh như thể hiện việc cương quyết thúc đẩy vai trò của chính phủ đối với vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.

Pin sạc

Pin sạc cho điện thoại cũng là một trong những lĩnh vực ăn nên làm ra tại thị trường smartphone lớn nhất hành tinh này.

Các ctartup trong lĩnh vực này như Ankebox và Laidian tiến hành “cho thuê” pin sạc điện thoại tại những địa điểm được nhiều người lui tới như trung tâm mua sắm, nhà hàng và các nơi công cộng khác. Khách hàng có nhu cầu nạp pin điện thoại sẽ phải quét mã QR trên ứng dụng di động và trả 0,5 nhân dân tệ cho nửa tiếng cắm sạc.

Khách hàng có nhu cầu nạp pin điện thoại sẽ phải quét mã QR trên ứng dụng di động và trả 0,5 nhân dân tệ cho nửa tiếng cắm sạc. Nguồn: Getty Images Trang tin điện tử Sixth Tone cho hay sự cạnh tranh đến từ dịch vụ cho thuê pin điện thoại là vô cùng khốc liệt. Dù ngành dịch vụ này chỉ mới bước đầu đi vào khởi động cách đây không lâu nhưng đã có nhiều công ty khởi nghiệp vướng vào vòng lao lý do xâm phạm bản quyền phát minh.

Mặc dù nhiều trang tin địa phương nghi ngờ về tiềm năng của những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này nhưng dường như họ lại chẳng gặp chút khó khăn gì, đặc biệt trong việc kêu gọi vốn đầu tư. Laidian đã thành công kêu gọi được đến tận 20 triệu đô la Mỹ trong vòng Series A, trong khi con số này với Ankebox là 14 triệu USD.

Theo LÊ DUY (theo CNBC)

Cùng chuyên mục
XEM