Thiên đường du lịch Bali 'đau đầu' vì rác

26/07/2019 16:05 PM | Xã hội

Đối với Bali, rác thải là một vấn đề của du lịch. Hòn đảo nổi tiếng của Indonesia đã cấm nhựa sử dụng một lần và thử nghiệm các các nhà máy tái chế nhựa.

Trên hòn đảo nghỉ mát Bali của Indonesia, luật pháp địa phương quy định các tòa nhà không được cao hơn một cây dừa. Tuy nhiên, ở làng Suwung trên bờ biển phía đông có một núi rác cao đến mức có thể nhìn thấy từ một con đường huyết mạch cách đó 500 m. Các gò đất là một trong 8 bãi chôn lấp được cho là để xử lý 3.800 tấn rác. Số lượng rác thải đó được tạo ra hàng ngày trên đảo và 40% trong số đó được đổ ở đường phố, bãi biển và sông, hoặc thiêu hủy.

Theo thống kê, Bali là không phải nơi duy nhất ở Indonesia gặp vấn đề về rác thải. Quốc gia này là nơi sản xuất chất thải nhựa lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Tuy nhiên, vì là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu của khu vực, vấn đề của Bali trở nên trầm trọng hơn bởi sự phát triển về du lịch đã vượt xa cơ sở hạ tầng, đặc biệt là ở phía nam hòn đảo.

Theo Colliers International, một công ty dịch vụ bất động sản toàn cầu, có 4.800 khách sạn lưu trú với 60.000 phòng khách tại Bali, bên cạnh hàng nghìn biệt thự thuộc sở hữu nước ngoài được thuê bởi các khách du lịch, thường thông qua các trang web như Facebook và Airbnb.

Alistair Speirs, phóng viên của NOW !Bali, một tạp chí cộng đồng địa phương, cho biết: "Ở hầu hết các quốc gia đều có những luật chống xâm nhập, được tôn trọng và có ý thức thực hiện. Nhưng dường như không có luật nào được áp dụng ở đây".

Một số hành động đang được triển khai. Một đạo luật được soạn thảo với một khoản "thuế xanh" 10 USD. Khoản thuế này có được từ 6,5 triệu người nước ngoài đi nghỉ mát trên đảo mỗi năm. Và lệnh cấm đối với nhựa sử dụng một lần - túi mua sắm, bao bì xốp và ống hút - có hiệu lực vào tháng 7 đã được theo dõi trên diện rộng.

Nhưng Tiza Mafira, Giám đốc điều hành của Indonesia Plastic Bags Diet, một nhóm vận động giúp thúc đẩy lệnh cấm trên, tin rằng tiến trình sẽ không được thực hiện cho đến khi việc tái chế được các chủ sở hữu nhà và tài sản trên đảo chấp nhận rộng rãi. "Tái chế cần phải được bắt đầu tại nhà bằng việc phân loại chất thải. Chúng tôi có những điều luật rất mạnh về hạn chế chất thải ở Indonesia, nhưng theo hiểu biết của tôi, không có thành phố nào ở nước này thực hiện chúng một cách hiệu quả", Mafira nói.

Một số thành phố và làng mạc đã đưa ra các chương trình thí điểm, trong đó có Pererenan, một ngôi làng xanh đang nằm trên bờ vực của sự bùng nổ xây dựng do du lịch ở bờ biển phía tây Bali. Nhà máy tái chế Merah Putih Hijah được xây dựng vào năm 2017 do một nhóm dân làng dựng lên. Họ được hướng dẫn bởi Sean Nino Lotz, một nhà tư vấn môi trường Đức. Lotz là người lớn lên ở Bali.

"10 năm trước khi tôi viết luận án [học thuật] về quản lý chất thải, tôi đã nghe nói về một nhà máy tái chế ở miền đông Bali có tên là Temisi. Nhà máy này đã giúp giảm lượng rác thải đổ vào bãi rác tới 60 tấn mỗi ngày bằng cách loại bỏ vật liệu vô cơ khỏi chất thải và phân hủy phần còn lại, "Lotz nói. "70 đến 80% dòng chất thải ở đây là hữu cơ, nhưng nó chỉ trở thành vấn đề khi nó được trộn lẫn với vật liệu vô cơ".

Ý tưởng ban đầu của Lotz là xây dựng lại nhà máy ở Temisi có công suất gấp 7 lần, và ở 8 khu vực chính quyền địa phương của Bali, mỗi nơi một nhà máy. Tuy nhiên sau khi nghiên cứu kỹ hơn, ông nhận ra rằng nhà máy Temisi hoạt động kém hiệu quả vì nó phân tách rác thải sinh hoạt tại chỗ bằng tay - một nhiệm vụ tốn thời gian, chiếm tới 43% chi phí vận hành.

"Bài học rút ra từ Temisi là bằng cách phân cấp, bạn thực sự có thể tiết kiệm chi phí. Vì vậy, chúng tôi đã quyết định xây dựng một cơ sở thí điểm ở Pererenan có kích thước bằng 20 lần so với Temisi”, ông nói. "Tất cả những gì chúng tôi yêu cầu các hộ gia đình làm là tách chất thải hữu cơ và không phải hữu cơ. Với cách làm này, chúng tôi truyền cảm hứng cho mọi người để giải quyết vấn đề của họ thay vì chỉ đem đống rác thải lớn và bẩn sang cho người bên cạnh và gọi đó là sự quan tâm".

Khi đến nhà máy thí điểm MPH, chất thải vô cơ được phân thành 7 loại nhựa và 8 loại kim loại. 90% trong số đó có thể được bán cho các nhà máy phế liệu, phần còn lại được gửi đến bãi rác. Nhưng chất thải hữu cơ từ du lịch không còn nữa. "Thách thức của chúng tôi là xem có bao nhiêu dòng chất thải có thể được giữ lại", ông Lotz nói. "Nó thậm chí có cần phải rời khỏi nơi ở hay không?"

Phương pháp tiếp cận quản lý chất thải của MPH cho thấy chất thải hữu cơ lan truyền qua hệ thống sục khí bắt buộc - một loạt các ống nhựa được liên kết với máy thổi khí có thể tạo ra tới 1,8 tấn phân hữu cơ mỗi ngày. Hiện tại, phân được bán đi để mang lại thu nhập cho nhà máy. Nhưng kế hoạch dài hạn là chuyển nó về lại cho người nông dân để giúp cho người dân không bị phụ thuộc vào phân bón hóa học, thứ gây ô nhiễm nguồn nước và làm cạn kiệt đất dinh dưỡng.

Agung Wiradana, người quản lý cơ sở của nhà máy nói: "Đạo Hindu mà chúng tôi đang theo, yêu cầu mọi người phải sống hòa hợp với Chúa và thiên nhiên". "Công việc của chúng tôi ở đây phù hợp với điều đó."

Bất chấp hệ thống vận hành khá đơn giản, dân làng ở Pererenan vẫn chưa nhiệt tình ủng hộ dự án. Chỉ có từ 100 - 200 trong số 980 hộ gia đình thực hiện. Phần lớn trong số 280 biệt thự nghỉ mát ở Pererenan cũng không tuân thủ.

Lotz, người thực hiện tư vấn riêng đã giúp các khách sạn lớn ở Bali giảm 90% chất thải đổ vào bãi rác, cho rằng kết quả mờ nhạt là do không có hình phạt. "Thực thi dễ dàng hơn nhiều trong thế giới doanh nghiệp, nơi có hệ thống và đào tạo. Nhưng ở cấp độ xã hội, điều đó diễn ra chậm chạp và mờ nhạt hơn nhiều", ông nói.

"Tháng tới chúng tôi sẽ bắt đầu mở một làn sóng xã hội hóa đầu tiên trong làng để làm cho [người dân] biết luật pháp hiện hành yêu cầu các hộ gia đình phải phân loại rác thải. Chính quyền địa phương cũng phải có quyền yêu cầu thực hiện bằng tiền phạt".

Putu Sri Yuniarti, trưởng phòng quản lý chất thải tại Dinas Lingkungan Hidup dan Kesehatan – một tổ chức môi trường và sức khỏe của Bali, cho biết giáo dục là chìa khóa thành công. "Chúng tôi đang nhắm mục tiêu đến sinh viên thông qua chương trình Giáo dục Ngân hàng Rác thải trên điện thoại di động", cô nói. “Chúng tôi đến các trường để tư vấn cho học sinh về việc phân tách, sau đó thu gom rác thải mà họ mang theo".

Yuniarti nói thêm: "Kế hoạch của chúng tôi là tạo ra các ngân hàng chất thải giống như ngân hàng của Pererenan ở mỗi một làng ở Bali. Chính phủ không thể tự mình giải quyết vấn đề rác thải, đó là lý do tại sao chúng tôi ủng hộ cách tiếp cận dựa vào cộng đồng. Một số làng đã bắt đầu xây dựng các nhà máy của riêng mình nhưng đang gặp khó khăn vì thiếu tài chính và công nghệ.

Lotz tự tin rằng mô hình MPH là giải pháp khả thi nhất cho mối đe dọa từ rác thải đối với nền kinh tế du lịch của Bali. Ông xác định là có nhà máy tại Pererenan và 2 nhà máy thí điểm tiếp theo ở Bali hoạt động hết công suất vào cuối năm.

"Nếu mọi người chấp nhận hướng giải quyết của chúng tôi, sẽ không còn rác thải đổ xuống sông hay trên các bãi biển, bởi vì nó sẽ không còn hôi thối và không còn lãng phí nữa", ông nói.

I Nyoman Susudah, người đứng đầu Pererenan Bumdes, một doanh nghiệp của làng, đang làm việc với MPH, thận trọng hơn, cảnh báo, “Sự thay đổi khó có thể xảy ra nhanh chóng. "Mọi người ở đây đã vứt rác bất cứ nơi nào họ muốn cả đời", ông nói. "Điều đó chứng minh rằng rất khó để thuyết phục họ thay đổi suy nghĩ. Tôi lạc quan chúng tôi có thể làm điều đó, nhưng sẽ mất nhiều thời gian".

Theo Trang Trang

Cùng chuyên mục
XEM