Vì sao tăng trưởng kinh tế không nhanh và nhiều như tiêu thụ bia?
Doanh số bán bia tại Việt Nam đã tăng gần gấp đôi so với tốc độ tăng GDP trong 5 năm qua theo thống kê của Euromonitor International.
Nội dung nổi bật:
- Bia rượu có thể là mối nguy hiểm không chỉ với sức khỏe mà còn với sự phát triển con người và là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật và cái chết cho những người trong độ tuổi từ 15 – 49.
- Tuy nhiên, tại một số quốc gia ở châu Á như Việt Nam, Indonesia và Trung Quốc lượng tiêu thụ bia lại đang ở mức khá cao, thậm chí doanh số bán bia tại Việt Nam đã tăng gần gấp đôi so với tốc độ tăng GDP.
Ngày hôm qua, Thái Lan vừa công bố lệnh cấm bán rượu gần các trường đại học và cao đẳng. Đây được cho là quốc gia tiên phong ở khu vực châu Á trong nỗ lực giảm lượng tiêu thụ rượu, bia.
Cụ thể, dưới chính sách cải tổ Hoạt động kiểm soát rượu được hỗ trợ bởi chính phủ, luật cấm ban hành vào ngày hôm qua sẽ áp dụng rộng rãi trên toàn quốc vào cuối tháng tới. Theo đó, các câu lạc bộ, quán bar và các hãng bán lẻ sẽ bị cấm bán đồ uống có cồn trong bán kính 300m tính từ cổng các trường đại học và cao đẳng. Biện pháp này nhắm đến việc tuyên truyền lối sống khỏe mạnh và giải quyết những vấn nạn liên quan đến rượu.
Đây là bằng chứng cho thấy Thái Lan đang có những bước tiến nhanh và quyết liệt hơn chính phủ nhiều nước khác trong việc giảm nhu cầu với rượu tại khu vực châu Á – thị trường phát triển nhanh nhất của hãng Heineken NV. Tổ chức Y tế thế giới đã kêu gọi giảm 10% những tác hại do rượu gây ra đến năm 2025 so với mức 2010, vốn là nguồn cơn của hơn 200 căn bệnh, thương tích và cướp đi sinh mạng của 3,3 triệu người/năm.
“Thái Lan có truyền thống đấu tranh rất quyết liệt với việc giảm lượng tiêu thụ và giảm tác hại của các loại đồ uống có cồn”, Juergen Rehm – giáo sư và chủ tịch chương trình cai nghiện tại trường Y tế sức khỏe cộng đồng Dalla Lana School, thuộc Đại học Toronto nói.
“Chính phủ Thái Lan có cơ chế thuế cho phép họ đánh vào bất kỳ loại đồ uống nào thu hút giới trẻ”, Rehm – người làm việc lâu năm với chính phủ Thái Lan trong vấn đề này nói.
Doanh số bán bia tăng nhanh hơn tốc độ tăng GDP
Việt Nam, Philippines, Indonesia, Trung Quốc và một số bang của Ấn Độ cũng đã áp dụng nhiều chính sách trong những năm vừa qua nhằm giảm nhu cầu với rượu, bia. Doanh số bán bia tại Việt Nam đã tăng gần gấp đôi so với tốc độ tăng GDP trong 5 năm qua theo thống kê của Euromonitor International. Trên toàn khu vực, con số này đã tăng trung bình 7,7%/năm trong 5 năm qua.
Anheuser-Busch InBev NV – nhà sản xuất bia lớn nhất thế giới vừa mở một nhà máy sản xuất gần TP Hồ Chí Minh, Việt Nam trong tháng 5.
“Châu Á Thái Bình Dương hiện là thị lướng lớn thứ 3 thế giới của AB InBev về sản lượng và Việt Nam được cân nhắc trở thành điểm đặt nhà máy tiếp theo tại khu vực Đông Nam Á”, Michel Doukeris – chủ tịch khu vực châu Á Thái Bình Dương của Belgian nói. Nhà máy sẽ sản xuất 1 triệu hecto hectôlit/năm.
Còn theo Giám đốc khu vực của Heineken là Roland Pirmez thì: “Châu Á Thái Bình Dương sẽ đóng góp hơn 70% tốc độ tăng trưởng bia trong 5 năm”.
Tại châu Á, lượng tiêu thụ đồ uống có cồn bình quân đầu người là 29 lít trong năm 2013 so với mức 59 lít tại châu Âu và 48 lít tại những khu vực khác trên thế giới. Nó cho thấy “tiềm năng tăng trưởng chưa được khai thác hết”, Pirmez nói. Hiện Heineken cũng mới tăng cổ phần tại nhà sản xuất bia lớn nhất Ấn Độ là United Breweries lên mức 42,1%, một tuần trước khi mở nhà máy bia trị giá 60 triệu USD gần Yangon.
Ở Myanmar hiện không có chính sách hay biện pháp mang tính quốc gia nào để giải quyết vấn nạn rượu hay quy định cụ thể dành cho các quảng cáo rượu. Toàn thế giới, có hơn 12 quốc gia không có quy định tuổi tối thiểu được uống rượu.
Thắt chặt kiểm soát bia rượu là ngăn hiểm họa kinh tế
“Việc tạo ra hay thắt chặt rào cản quy định về rượu hóa ra lại là việc cần thiết để các quốc gia ngăn chặn những mối hiểm họa cho nền kinh tế”, David Jernigan đến từ trường Sức khỏe cộng đồng Hopkins Bloomberg nói. “Rượu có thể là mối nguy hiểm không chỉ với sức khỏe mà còn với sự phát triển con người và là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật và chết chóc cho những người trong độ tuổi từ 15 – 49”.
Thái Lan đã nhận ra tầm quan trọng của việc này từ 1 năm trước và hiện đang được cân nhắc trở thành “hình mẫu cho toàn thế giới” về khả năng kết hợp nghiên cứu và vận động cộng đồng để “tăng tiếng nói sức khỏe cộng đồng toàn quốc”, Jerrnigan nói trong bài phỏng vấn.
Tuy vậy, dù quy định đã được ban hành vào hôm qua nhưng có thể vẫn rất khó khăn trong việc ngăn người dân uống rượu và có thể chỉ gây ra ảnh hưởng “hạn chế” đến doanh số tiêu thụ bia, Phili Gorham nói. Theo quy định này, các nhà bán lẻ cũng bị cấm bán rượu trong thời gian từ nửa đêm đến 11 giờ trưa và từ 2 – 5 giờ chiều.
Tại các quốc gia phát triển, việc đánh thuế đối với rượu được tiến hành rất hiệu quả nhằm giới hạn lượng tiêu thụ. Sau khi tăng đều đặn trong 25 năm, lượng tiêu thụ rượu đã chững lại tại Thái Lan kể từ sau khi áp đặt nhiều quy định vào năm 2008. Động thái này là nhằm thuyết phục hơn 2/3 người dân Thái Lan “kiêng” rượu.
Nhiều chính phủ khác cũng đang thực hiện theo cách này.
Philippines đã áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt dành cho xì gà và rượu vào năm 2012 và tăng giá một lít bia cao cấp lên 22 pesos.
Bang Kerala của Ấn Độ vào tháng 8 đã ban hành quy định tiến đến cấm bán rượu hoàn toàn trong 10 năm. Trong điều luật, chỉ những khách sạn xa xỉ được bán chất lỏng có cồn và số lượng bán ra sẽ giảm 10% mỗi năm. Ít nhất 400 quán bar của các khách sạn nhỏ đã phải đóng cửa sau khi bị từ chối cấp phép và 300 cửa hàng nữa có thể tiếp tục đóng cửa trong thời gian tới.
Các quy định và vấn đề thuế tại Ấn Độ đang ngày càng thắt chặt hơn, Gilles Bogaert – CFO (Giám đốc tài chính) của hãng đồ uống Pernod Ricard SA nói. “Nếu xét trên phương diện quy định và thuế thì Ấn Độ không phải là thị trường dễ dàng”.