Thương mại Việt Nam: "Đổi vải lấy rượu"

06/07/2015 16:40 PM |

"Mô hình tăng trưởng hiện tại của Việt Nam không có tính bền vững, đặc biệt là trong trung hạn khi nguồn cung lao động giá rẻ dư thừa sẽ biến mất và chi phí lương giá rẻ sẽ không còn".

Nội dung nổi bật:

- Nếu như sản xuất vải, Bồ Đào Nha chỉ có lợi thế 9:10 khi giao thương với Anh (chi chí lao động cho sản xuất vải ở Bồ Đào Nha bằng 90% chi phí này ở Anh), thì với sản xuất rượu, lợi thế này là 8:12. Rõ ràng, 2 nước sẽ cùng có lợi khi trao đổi một đơn vị vải của Anh lấy một đơn vị rượu của Bồ Đào Nha.

- Việt Nam cũng đang tận dụng lợi thế so sánh của mình với nhân công lao động giá rẻquỹ đất canh tác dồi dào để thu hút FDI.

- Kết quả trước mắt: Tăng trưởng GDP cao nhất nhưng năng suất lao động Việt Nam cũng thấp nhất ASEAN; Lợi thế so sánh của Việt Nam được doanh nghiệp FDI tận dụng triệt để; Hoạt động của các doanh nghiệp trong nước ngày một suy giảm và có đóng góp tiêu cực đến tăng trưởng xuất khẩu.


David Ricardo, cha đẻ “Các nguyên tắc cơ bản của kinh tế chính trị", đã chỉ ra rằng thậm chí khi một quốc gia hoạt động tương đối không hiệu quả trong tất cả các ngành sản xuất thì cũng có thể đạt được có được lợi ích thông qua trao đổi thương mại.

Ví như, Bồ Đào Nha có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất cả vải và rượu. Và dường như là Anh không có gì để bán cho Bồ Đào Nha, và người Bồ Đào Nha thì nhận thấy không có gì ở nước Anh rẻ hơn là ở trong nước.

Sản phẩm Chi phí lao động tại Anh Chi phí lao động tại Bồ Đào Nha
Rượu 120 80
Vải 100 90

Khi đổi một đơn vị vải lấy một đơn vị rượu:

- Bồ Đào Nha: bán một đơn vị rượu, mất 80 đơn vị lao động, thu về một đơn vị vải, được lợi 10 công lao động (thay vì mất 90 đơn vị lao động khi sản xuất vải trong nước).

- Anh: bán một đơn vị vải, mất 100 công lao động, thu về một đơn vị rượu, được lợi 20 công lao động (đáng ra phải mất đến 120 công lao động khi sản xuất rượu trong nước).

Việt Nam đang phát triển theo mô hình cổ điển "đổi vải lấy rượu" nói trên, sử dụng lợi thế so sánh của một quốc gia về yếu tố cường độ sản xuất và nguồn lực tự có để nổi trội trong hoạt động giao thương quốc tế, Báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 7/2015 của HSBC nhận định.

Hai nguồn lực rõ ràng của nền kinh tế Việt Nam là: chi phí nhân công lao động giá rẻquỹ đất canh tác dồi dào.

Mặc dù Việt Nam có dân số ít hơn so với Philippines nhưng lực lượng lao động của Việt Nam lại lớn hơn, chỉ đứng thứ hai sau Indonesia trong khu vực Đông Nam Á. Khoảng 70% dân số vẫn còn ở các vùng nông thôn làm nông nghiệp tự cung tự cấp.

Biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ độ tuổi phụ thuộc của Việt Nam giảm mạnh và sẽ ở mức thấp trong hai thập niên tới. Điều này kết hợp với tăng trưởng dân số độ tuổi lao động khá tích cực cho thấy Việt Nam có thể hưởng lợi thông qua lợi thế cạnh tranh tương đối từ góc độ chi phí lao động, đặc biệt là khi so với các quốc gia khu vực Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ và Hàn Quốc).

Lợi thế so sánh này chắc chắn đã được lưu ý khi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI rất mạnh mẽ và bền vững.

FDI và những số liệu giật mình

Ở khu vực châu Á đang nổi, Việt Nam chiếm thị phần FDI so với GDP cao nhất, hỗ trợ cho dòng vốn của mình nằm trong những nước có tính bền vững nhất. Các doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu tham gia đầu tư ở các lĩnh vực “màu mỡ” trong khu vực sản xuất để tận dụng lợi thế về chi phí lao động tương đối, đặc biệt là đối với các ngành cần nhiều lao động.

"Năng suất lao động của Việt Nam dù đang ở một trong những mức thấp nhất trong khu vực nhưng lại có tốc độc tăng trưởng nhanh nhất nhờ vào lĩnh vực FDI hoạt động hiệu quả hơn. Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng GDP sẽ tăng nhanh trong vài năm tới", HSBC nhận định.

"Câu hỏi đặt ra là liệu Việt Nam có thể tiến xa hơn những thành công đang được gặt hái dễ dàng nhờ vào việc sử dụng nguồn lao động giá rẻ để tăng trưởng?"

Trước khi Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Kinh tế Thế giới WTO vào tháng 1/2007, hàng hoá, thực phẩm và sản xuất là nhân tố chủ lực đóng góp lớn cho tăng trưởng xuất khẩu.

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn nỗ lực tăng trưởng thị phần của mình trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, việc phân bổ nguồn lực thiếu hiệu quả, đặc biệt là do các doanh nghiệp Nhà nước và nguồn cung dư thừa trên toàn cầu đã làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp nội địa.

Kết quả là quỹ đạo thay đổi trong đó các doanh nghiệp nước ngoài do phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn, có sự hỗ trợ về kỹ thuật tốt hơn và được hưởng ưu đãi thuế đã có kết quả hoạt động tốt hơn hẳn. Hoạt động của các doanh nghiệp trong nước ngày một suy giảm và có đóng góp tiêu cực đến tăng trưởng xuất khẩu.

Các doanh nghiệp trong nước không thể tận dụng nguồn lực chi phí lao động sẵn có của Việt Nam.

Các doanh nghiệp trong nước không thể tận dụng nguồn lực chi phí lao động sẵn có của Việt Nam.

"Suy thoái của chu kỳ hàng hoá toàn cầu, việc quản lý nguồn vốn và phân bổ nguồn lực không hiệu quả và việc thiếu các chính sách công nghiệp hoá tập trung đã khiến cho các doanh nghiệp trong nước mất dần năng lực cạnh tranh. Hiện nay, phần lớn tăng trưởng xuất khẩu đều do các doanh nghiệp nước ngoài dẫn dắt", HSBC nhận định.

Mô hình tăng trưởng hiện tại của Việt Nam, HSBC cho rằng "không có tính bền vững, đặc biệt là trong trung hạn khi nguồn cung lao động giá rẻ dư thừa sẽ biến mất và chi phí lương giá rẻ sẽ không còn". 

Bảo Bảo

Cùng chuyên mục
XEM