Tại sao khi xăng dầu giảm giá, hàng hóa mãi 'không chịu' giảm theo?

23/01/2015 09:00 AM |

Không chỉ đơn giản là quy luật cung cầu...

Chùm bài về thị trường hàng hóa:

Bài trước: Làm sao để kiếm 'bộn tiền' khi giá dầu giảm?


Hiểu một cách đơn giản, khi giá hàng hóa tăng sẽ kéo theo số lượng công ty đầu tư vào hàng hóa đó tăng lên và nguồn cung tăng theo. Đến một ngưỡng nào đó, mức giá sẽ quay đầu giảm, dẫn đến sản xuất sụt giảm, và lúc đó nhu cầu lại tăng trở lại, đẩy thị trường đi lên và chu kỳ tăng - giảm đó cứ thế tiếp diễn.

Lý thuyết là như vậy. Trong thực tế, tín hiệu giá thường phản ứng chậm hơn, đặc biệt là trong một thị trường suy thoái. Mặc dù những nhà sản xuất dầu mỏ đã có những động thái khiến cho giá dầu liên tiếp sụt giảm, nhưng một số loại hàng hóa khác như kim loại, than đá và đường, lại có mức giảm giá không tương đồng với mức giảm của giá dầu mỏ.

Tại sao các nhà sản xuất hàng hóa lại phản ứng một cách "chần chừ" như vậy? Dưới đây là một số yếu tố gây ảnh hưởng tới các nhà sản xuất.

Hợp đồng

Nhiều nhà sản xuất bị ràng buộc bởi các giao ước hoặc hợp đồng đã được ký kết từ trước, buộc họ phải sử dụng các hình thức vận tải hoặc cơ hở hạ tầng chuyên biệt, như là đường sắt hoặc nhà ga phục vụ cho xuất khẩu.

Những hợp đồng này có ý nghĩa rằng, các nhà sản xuất vẫn phải trả tiền cho chi phí sử dụng ngay cả khi mức giá đã ký kết cao hơn mức hiện tại, trừ khi họ chịu trả một khoản tiền phạt để phá vỡ hợp đồng đó.

Dòng tiền

Khoản đầu tư cho sản xuất là một dạng chi phí "ngầm" và có thể thanh toán bằng nợ. Do đó, các nhà sản xuất phải liên tục tạo ra dòng tiền để trả khoản nợ + lãi suất và giữ cho hệ thống tiếp tục hoạt động và cứ thế liên tục như vậy cho đến khi dòng tiền sản xuất về dưới mức 0 (âm dòng tiền)

Kịch bản này đang hiện hữu trên thị trường trái phiếu Hoa Kỳ, với 1/5 số nợ "xấu" đang được giao dịch trong tình trạng được mô tả là "vô cùng tồi tệ".

Công suất

Các nhà sản xuất các mặt hàng như quặng sắt đã cố gắng giảm chi phí bằng cách tăng công suất. Khi tất cả các nhà sản xuất trên thị trường cùng hành động giống nhau, giá sẽ tiếp tục giảm và nó sẽ trở thành một cuộc chiến tìm ra "kẻ sống sót cuối cùng" trên thị trường. Trong trường hợp này, giá quặng sắt đã giảm tổng cộng 50% kể từ đầu năm 2014.

Tiền tệ

Hầu hết hàng hóa được giao dịch bằng đồng đô la Mỹ. Mặt trái của đồng USD mạnh thường đồng nghĩa rằng những đồng tiền khác sẽ yếu đi, có nghĩa là các nhà sản xuất có thể sẽ kiếm được nhiều hơn khi quy đổi thành đồng tiền của nước mình (các quốc gia trừ Mỹ).

Đồng tiền mất giá cũng giảm chi phí cơ bản của địa phương như: tiền lương, giúp gia tăng lợi nhuận của nhà sản xuất, trong khi đó họ lại nhận được các khoản thu về bằng đô la.

Chi phí

Giá nhiên liệu giảm đem lại lợi ích cho lĩnh vực sản xuất hàng hóa, khiến chi phí sản xuất được giảm xuống. Những nhà sản xuất dầu thô, công ty khai khoáng và nông dân đều được hưởng lợi từ việc giá nhiên liệu giảm. Nhiên liệu chiếm khoảng 10% tổng chi phí trong lĩnh vực khai khoáng, trong khi đối với người nông dân, chi phí năng lượng thấp hơn có nghĩa là chi phí đầu vào cũng sẽ giảm đi, như phân bón chẳng hạn.

>> Giá xăng giảm, ai được lợi?

Thái Nam

Nguyễn Trung Anh

Cùng chuyên mục
XEM