Sự sụt giảm của đồng Rúp và những hệ lụy với các quốc gia Trung Á
Sự sụt giảm của đồng Rúp và bất ổn của nền kinh tế Nga khiến hàng triệu người dân các nước Trung Á hoang mang.
Khủng hoảng kinh tế và sự sụt giá của đồng rúp Nga thời điểm hiện tại gây ra bởi những yếu kém trong quản lý kinh tế và giá dầu thô sụt giảm mạnh trên toàn cầu. Điều đáng nói là tình trạng này khiến hàng triệu người dân các nước Trung Á hoang mang. Lý do là bởi người dân tại đây sống phụ thuộc nhiều vào số tiền mà người thân của họ làm việc tại Nga chuyển về.
Theo World Bank, số tiền chuyển từ Nga về gần tương đương với 1/3 GDP của Kyrgyzstan và 1/2 của Tajikistan. Khi đồng tiền của Nga suy giảm, số lượng tiền các công nhân có thể gửi về (thường bằng đôla) cũng giảm. Lượng tiền chuyển về Uzkekistan cũng giảm 9% vào quý 3 năm 2014 so với đầu năm theo dữ liệu của ngân hàng trung ương Nga. Một chuyên gia phân tích tin rằng, số tiền chuyển về Tajikistan cũng sẽ giảm 5 lần vào đầu năm nay.
Tốc độ phát triển của các nước trong khu vực cũng tiếp tục có xu hướng giảm trong những tháng gần đây. Giá trị đồng tiền của các nước Trung Á cũng giảm. Vào ngày 1/1, Turkmenistan – một quốc gia ít được biết đến vốn giàu có vì khí đốt đã giảm giá trị đồng manat tới 19% một phần bởi tỷ giá trao đổi thấp. Kyrgyzstan và Tajikistan – hai nước nghèo nhất của Soviet cũ cũng đang đối mặt với tỷ lệ làm phát cao gấp 2 lần. Trong khi đó đồng Rúp chứng kiến sự sụt giảm mạnh hơn nữa, tới hơn 50% trong năm qua.
Tình thế này khiến hàng hóa của các nước Trung Á không thể cạnh tranh tại Nga – thị trường lớn nhất cho cả 5 nước trong khu vực. Cụ thể, lượng xe ô tô xuất khẩu của Uzebekistan đến Nga là 35%, thấp hơn so với năm trước đó. Tajik – một cửa hàng bán các loại quả khô nhập khẩu tại Moscow đã nói biên lợi nhuận của họ gần như không còn.
Một vài doanh nghiệp trước đó sử dụng số lao động chân tay chủ yếu đến từ Trung Á thì đang dự kiến sẽ sa thải 1/4 số lao động. Viễn cảnh của hàng trăm nghìn lao động nam trẻ tuổi thất nghiệp đang gây hoang mang cho chính phủ các nước Trung Á – những nơi vốn ít tạo ra việc làm và phụ thuộc chủ yếu vào việc di cư để giảm áp lực xã hội.
Trong thời điểm khủng hoảng 2009, lượng tiền chuyển đến Kyrgyzstan cũng đã giảm 28% và rất nhiều người đàn ông phải quay trở về nhà.
Dù thấy rõ những rủi ro hiển nhiên của việc phụ thuộc vào nền kinh tế Nga, Kyrgyzstan vẫn đang cố thắt chặt quan hệ với nước này bằng việc gia nhập vào Liên minh kinh tế Á-Âu (EEU).
Aktilek Tungatarov – chủ tịch Hội đồng kinh doanh quốc tế nói rằng: “Mọi người đang rất lo lắng về thể thống nhất sắp tới. Các nhà lãnh đạo của chúng tôi không thể giải thích về những lợi ích mà sự hợp tác này mang lại”.
Các doanh nghiệp tại Trung Á thì nói họ sẽ tiếp tục khó khăn tại thị trường Nga khi rất nhiều người Trung Á nghĩ rằng liên hiệp kinh tế Á-Âu thực tế là nỗ lực của tổng thống Nga Vladimir Putin để phục hồi Liên bang Xô Viết cũ.
Kazakhstan là đồng sáng lập của EEU và cũng là thành viên khu vực Trung Á duy nhất. Tuy nhiên, Thương mại với Nga giảm 5 lần vào năm ngoái (đối lập với đó là thương mại với Trung Quốc tăng nhanh vượt bậc).
Thủ tướng Kyrgyzstan là Djoomart Otorbaev nói không có “lựa chọn thay thế” để gia nhập EEU. Trong gần 2 thập kỷ, các thương nhân tại Kyrgyzstan lấy lợi thế là thành viên WTO để nhập khẩu hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc và tái xuất sang những nước liên bang Xô Viết cũ bao gồm cả Nga. Tuy nhiên, rào cản mới của EEU sẽ chấm dứt việc này. “Hình thức cũ sẽ không thể thực hiện”, Talant Sultanow – giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược quốc gia Kyrgyzstan nói. “Kyrgyzstan sẽ phải học cách thức sản xuất, một điều hoàn toàn không dễ”, ông nói thêm.
Hiện gần một nửa nam giới trong độ tuổi lao động của Tajikistan đang ở Nga, cùng với khoảng 6 triệu người Uzkekistan. Trong khi đó, ngày 1/1 vừa qua, Nga bắt đầu yêu cầu cấm nhập cư từ những nước không thuộc thành viên EEU. Chính quyền Moscow cũng đã tăng gấp 3 lượng lao động nhập cư từ bên ngoài EEU với hình thức phải trả phí để lấy giấy phép làm việc.
>> [Q&A] Hiểu về vấn đề của đồng Rúp và nước Nga chỉ sau 3 phút
Phương Linh