[Q&A] Điều gì đang chờ đợi Hy Lạp và châu Âu?

27/01/2015 08:33 AM |

Trước chiến thằng của Syriza - đảng phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng trong cuộc bầu cử sớm của Hy Lạp, người ta đặt nhiều câu hỏi về tương lai của nước này và châu Âu.

Liệu chiến thắng của Syriza - đảng phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng trong cuộc bầu cử Hy Lạp diễn ra vào chủ nhật vừa qua có thể gây ra một cuộc xung đột về các khoản nợ giữa chính quyền Athens, châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế hay không?

Hố sâu ngăn cách giữa Syriza và các chủ nợ là rất rộng và sẽ không dễ dàng để khắc phục được. Tuy nhiên trong ngắn hạn, để đảm bảo lợi ích của cả hai bên thì bước đơn giản nhưng vô cùng hữu ích là nới rộng gói cứu trợ tài chính lâu hơn so với thời hạn ngày 28/2.

 
1

Ảnh hưởng của việc mở rộng thời hạn cứu trợ là gì?

Đầu tiên, nó sẽ tiếp tục cho phép Ngân hàng trung ương châu Âu cung cấp thanh khoản cho ngân hàng Hy Lạp trong những điều kiện có lợi. Điều này là rất quan trọng trong bối cảnh căng thẳng chính trị có thể dẫn đến việc khó duy trì được dòng chảy ổn định của hoạt động rút tiền gửi từ các hệ thống ngân hàng vốn được xây dựng từ trước bầu cử.

 
2

Liệu việc mở rộng thời hạn của gói cứu trợ có thể dẫn đến một thỏa thuận giảm nợ?

Mở rộng thời hạn gói cứu trợ là một kịch bản hoàn toàn tốt. Nó cho phép ông Alexis Tsipras - nhà lãnh đạo của đảng Syriza và các chủ nợ có thời gian để suy nghĩ kỹ càng hơn. Sau đó, họ có thể cân nhắc về việc làm thế nào để tiến đến thỏa hiệp dài hạn mà không gây nguy hiểm đến chức năng là thành viên Liên minh châu Âu của Hy Lạp. Trong trường hợp Hy Lạp bị loại ra khỏi liên minh này sẽ gây ra hậu quả lớn với 19 quốc gia còn lại.

 
3

Vậy Hy Lạp sẽ không rời Liên minh châu Âu?

Không thành viên thuộc Liên minh châu Âu nào muốn điều này. Đại đa số người dân Hy Lạp cũng không muốn điều này vì vậy có thể sẽ là rủi ro chính trị cho ông Tsipras khi có bất kể động thái nào gây nguy hiểm cho vị trí của Hy Lạp tại Eurozone. Tuy nhiên, để tránh việc này, ông sẽ phải kiểm soát được lực lượng đối lập với đảng của mình.

 
4

Syriza có dùng biện pháp cứng rắn với châu Âu và IMF không?

4,3 tỷ euro nợ cần trả rơi vào tháng ba, hơn 6 tỷ euro đáo hạn tới tháng 7 và 8. Trái phiếu chính phủ ngắn hạn có lẽ sẽ được phát ra để bù vào sự thiếu thốn nguồn vốn trong tháng tới. Nhưng nếu Syriza không muốn vỡ nợ, nó cần sự giúp đỡ từ những chủ nợ - ít nhất là gói cứu trợ 7 tỷ euro mà Hy Lạp mong nhận được từ năm ngoái, một mức phòng bị tín dụng và những giúp đỡ đến từ ECB dành cho những ngân hàng Hy Lạp.

 
5

Liệu có cơ hội nào để Syriza bảo đảm được bỏ đi một vài khoản nợ nước ngoài của Hy Lạp, tổng cộng tương đương 175% tổng sản lượng đầu ra nền kinh tế không?

Triển vọng lúc này thật sự ảm đạm, đặc biệt khi chính phủ Đức kịch liệt phản đối việc này. Thủ tướng Angela Merkel biết dư luận Đức ủng hộ lập trường này và cũng đề cao cảnh giác với những đối tượng “chống châu Âu”.

 
6

Tuy nhiên, chắc chắn Hy Lạp không có cơ hội nào để trả được hết nợ?

Đây là những gì ông Tsipras và hàng loạt các chuyên gia kinh tế nói. Tuy nhiên, tình hình chính trị của khu vực châu Âu đang tiến triển theo chiều hướng này. Vì vậy, nhiều khả năng các chủ nợ sẽ mở rộng kỳ hạn phải thanh toán với các khoản nợ phải trả của Hy Lạp và thậm chí ưu tiên một mức lãi suất thấp hơn, thậm chí là một lệnh ngừng trả nợ.

Vấn đề ở đây là, Hy Lạp cũng từng hưởng lợi từ sự nhượng bộ như vậy trong quá khứ. Những cử chỉ nhân nhượng như thế sẽ khó có thể giúp nền kinh tế Hy Lạp tiến triển theo chiều hướng tốt hơn.

 
7

Ông Tsigras sẽ đề xuất gì và nhận được những gì?

Ông đã được gợi ý về một thỏa thuận theo đó Hy Lạp sẽ trả các khoản nợ của mình theo một công thức dựa trên tốc độ phát triển kinh tế của nước này trong tương lai. Ông cũng đề xuất một phiên hội nghị về nợ của châu Âu để xóa bỏ hoặc tái cấu trúc với những khoản nợ lớn của nước này như đã thực hiện với Đức vào năm 1953.

 
8

Các chủ nợ nói gì về điều này?

Họ có thể hạ thấp mức yêu cầu ngân sách thặng dư hàng năm của Hy Lạp cho đến hết thập kỷ này. Một vài chính phủ như Ireland lại quan tâm đến một hội nghị nợ chung. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là sẽ không có ai “cảm thông” với những đề xuất giảm nợ của Tsipras, trừ khi ông này hứa tiếp tục cải cách mạnh mẽ nền kinh tế và chính sách công.

 
9

Syriza sẽ phải giải quyết những vấn đề gì?

Syriza có nhiệm vụ quan trọng bảo vệ Hy Lạp nhưng kho bạc nhà nước tại Athens gần như trống rỗng. Chính phủ mới tới đây sẽ nhắm đến mục tiêu giữ những lời hứa khi tranh cử của họ là nhằm ổn định giá, trợ giúp người nghèo bằng những hình thức như tem phiếu…

 
10

>> Các định chế tài chính lớn đối phó khả năng Hy Lạp rời Eurozone

Phương Linh

Đàm Vân

Cùng chuyên mục
XEM