Nghề ‘nguy hiểm’ nhất Hy Lạp: Thu thuế
Haris Theoharis - người mới được bổ nhiệm làm quan chức thu thuế trong bộ máy chính phủ Hy Lạp khẳng định - trong bối cảnh Hy Lạp chìm sâu trong hố đen khủng hoảng, thu thuế trở thành nghề muôn trùng gian nan nhất
Các nhân viên thuế của nhà nước liên tục phải đấu tranh với những nguy hiểm cận kề. Ioannis Pappas - một quan chức công đoàn thuế - cho hay văn phòng thuế quốc gia thường xuyên biến thành “cái bao tải” để công chúng trút giận, đã có những vụ đe dọa bằng súng, dao và dây thép. Thậm chí, một giám đốc văn phòng thu thuế của quốc gia phải từ chức vì không chịu được áp lực khi có tới 10 vụ “khủng bố” xảy ra chỉ trong một năm.
Bên cạnh đó, công việc thu thuế khá vất vả khi các khâu làm việc quá lỗi thời. Tờ Sunday Telegraph cho biết tại một văn phòng thu thuế ở trung tâm Athens, hàng trăm người xếp hàng để thanh toán thuế thu nhập và các khoản thuế khác, trung bình một nhân viên phải ký khoảng 1.500 chữ/ngày, hậu quả là ngày nào về nhà họ cũng tay run lẩy bẩy hay uể oải chẳng muốn làm việc gì nữa.
Luật sư Giannis Pagoropoulos cho rằng chính phủ Hy Lạp cần một kẻ giết người cho công việc này bởi dân Hy Lạp đã quá quen với việc không đóng thuế, nó đã được “di truyền” trong xã hội Hy Lạp từ rất lâu.
Theoharis với biệt danh “Tổng thư ký doanh thu công chúng” cho hay với đất nước này vốn có truyền thống “cù nhầy” khi đóng thuế, ví nghĩa vụ này như một trò tiêu khiển, thậm chí đã trở thành “văn hóa” dưới Đế chế Ottoman thể hiện sự phản kháng yêu nước, song chính bộ máy quản lý quá phức tạp mới trở thành nguyên nhân căn bản nhất nuôi dưỡng thói quen này.
Bị xử phạt mà vẫn có thể ung dung “luồn lách” trốn tránh được, trong khi quan tòa mất đến cả thập kỷ chỉ cho công tác xét xử. Một nền văn hóa hối lộ tràn lan trong công tác thanh tra trở thành vô dụng, gần như chỉ có thể áp dụng được cho những người nghèo hay những công dân gương mẫu.
Trong nhiều năm qua số tiền thuế người dân chưa đóng đã lên tới 40 tỷ euro, mà hơn hai phần ba trong số này đến từ các công ty, cá nhân không hề tồn tại, hoặc đã chết hay bị phá sản. Trong khi đó, các chủ nợ Hy Lạp liên tục hối thúc chính phủ phải thu đủ số tiền thuế từ người dân thì mới đáp ứng điều kiện được hỗ trợ 240 tỷ euro trong chương trình cứu trợ Athens.
Thực trạng trên đã buộc chính phủ Hy Lạp phải mạnh tay ban hành những biện pháp trừng phạt các đối tượng trốn thuế, đặc biệt những nhóm có thế lực hay lợi ích phức tạp như giới ngân hàng, quan chức, sẽ phải ngồi tù nếu bị truy ra trốn thuế hơn 10.000 euro. Thế nhưng, quan trọng nhất vẫn là hiệu quả của những cải cách này. Theoharis khẳng định: Hy Lạp không thể rời xa khủng hoảng một khi bất lực trong việc cải tổ toàn diện hệ thống thuế.
Tuy nhiên, còn một điều hết sức quan trọng là cách thức sử dụng những đồng thuế ấy như thế nào. Luôn chi nhiều hơn thu mà không thể nhìn ra hiệu quả từ khoản chi ấy hay đổ vào túi các nhóm thế lực thì thuế dù có thu đủ đến đâu cũng chỉ như công dã tràng.
Theo Hương Nguyên
Theo Sống mới
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!