Nước Anh sẽ ra sao nếu Scotland giành độc lập?
Chỉ còn vài giờ nữa là cuộc bỏ phiếu dành độc lập của Scotland sẽ diễn ra. Liệu cuộc hôn nhân kéo dài 3 thế kỷ có kết thúc? Và nước Anh sẽ ra sao sau khi Scotland giành độc lập?
Khi cuộc bỏ phiều đòi quyền độc lập của Scotland ngày càng đến gần, những dấu hiệu ảnh hưởng hậu chia tay đã dần xuất hiện ở Vương quốc Anh. Thị trường đảo chiều mạnh mẽ và các ngân hàng đồng loạt lập kế hoạch dự phòng bất trắc. Những người đứng đầu các ngân hàng Anh bày tỏ lo ngại về nguy cơ lớn nhất sẽ xảy ra sau cuộc ly dị thế kỷ: Nước Anh sẽ tách ra khỏi Liên minh châu Âu.
Chris Cummings, Giám đốc điều hành của TheCityUK, nhóm vận động hành lang tài chính cho biết “Nếu điều này xảy ra với Scotland, thì điều tương tự cũng có thể xảy ra với nước Anh”.
Một quốc gia Scotland độc lập phức tạp, thì một nước Anh lẻ loi ở châu Âu cũng là một mớ hỗn độn. “Nhiều khả năng nước Anh sẽ rút khỏi Liên minh châu Âu” - Brian Hilliard, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Societe Generale tại London nhận định.
Với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, nước Anh là một cửa ngõ quan trọng đối với các quốc gia còn lại của Liên minh châu Âu. Hiện nay, Vương quốc Anh có khoảng 500 triệu dân, nhiều hơn so với Mỹ và Nhật Bản cộng lại. Đối với các doanh nghiệp như Citigroup hay Goldman Sachs, việc có một văn phòng ở London không khác nào có tấm vé thông hành khắp châu Âu.
Nếu Scotland giành độc lập, nền tài chính Anh có nguy cơ lâm vào khủng hoảng và ảnh hưởng đến 7% tổng sản phẩm quốc nội và 4% việc làm tại Anh. TheCityUK cho biết, tài chính là lĩnh vực thu hút FDI cao nhất trong nền kinh tế và nước Anh là quốc gia thu hút FDI lớn nhất Liên minh châu Âu.
Các ngân hàng Anh lo lắng, nếu như không có sư hậu thuẫn của các nước châu Âu, London – trung tâm tài chính lớn thứ 2 thế giới chỉ sau New York - sẽ không còn là điểm đến lý tưởng đối với các nhà đầu tư.
Trả lời phỏng vấn của tại chí The Financial Times, nhà đầu cơ huyền thoại George Soros lo ngại “Đây có thể là thời điểm tồi tệ nhất đối với nước Anh khi cân nhắc rời khỏi EU hoặc là để cho Scotland giành độc lập”. Và lựa chọn bước đi nào cho phù hợp sau khi Scotland giành độc lập là câu hỏi khó đối với lãnh đạo Anh.
Nigel Farage, người đứng đầu Đảng độc lập Anh quốc đã bày tỏ quan điểm mạnh mẽ ủng hộ nước Anh rời bỏ Liên minh châu Âu. Ông cho rằng, nước Anh đã hi sinh nền độc lập của mình cho các nhà lãnh đạo châu Âu. Theo Đảng này, nước Anh đang dần bị mất quyền lực và bị chi phối bởi EU.
Mất quyền tự chủ từ lâu đã thấm sâu vào tâm lý người Anh. Đó là sự mất mát thời đại và nó vẫn còn kéo dài. Các nhà kinh tế cũng dự đoán một thời kỳ suy thoái, giảm phát và đình trệ sắp diễn ra ở Anh sau khi nền kinh tế vừa phục hồi từ khủng hoảng tài chính.
Trong khi đó, Ewen Cameron Watt, chiến lược gia đầu tư tại Viện Đầu tư BlackRock dự đoán: “Nếu Anh rút khỏi EU, những thiệt hại trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính sẽ càng làm cho bức tranh nền kinh tế nước này đen tối hơn sau khi Scotland giành độc lập. Nước Anh sẽ rút khỏi EU, theo tôi đó mới là vấn đề chính, chứ không phải việc Scotland giành độc lập. Do vậy, hệ thống luật pháp của Anh phải có liên hệ chặt chẽ với hệ thống luật pháp của Liên minh châu Âu”
Dĩ nhiên, các giám đốc doanh nghiệp và các ngân hàng đều không thích rủi ro và họ thường phàn nàn khi có vấn đề đe dọa giảm lợi nhuận doanh nghiệp. Ông BrianHilliard tin rằng, 20% khả năng nước Anh sẽ rời khỏi EU. Và nếu điều này xảy ra, nó sẽ là một cú đánh ba phía vào nền kinh tế Anh: đầu tư FDI từ các nước còn lại EU sang Anh sẽ giảm 5 tỷ bảng (8 tỷ USD) mỗi năm, tăng trưởng kinh tế giảm 0,5% và xuất khẩu dòng giảm 5% trong 10 năm tới.
Theo Hiệp ước Lisbon, bất kỳ quốc gia thành viên nào đều có quyền rút khỏi Liên minh châu Âu. Anh có thể ra đi bất cứ khi nào, nhưng nếu tự ý ra đi mà không có một thỏa thuận thương lượng, nước Anh sẽ phải tuân theo các điều khoản của hiệp ước châu Âu trong hai năm kể từ ngày công bố ý định rút lui.
Bên cạnh đó, chuyên gia CreditSuisse dự đoán Scotland sẽ rơi vào cuộc suy thoái sâu và việc Scotland độc lập cũng làm nền kinh tế Anh khó có thể phục hồi. Rủi ro và bất ổn sẽ làm lung lay hệ thống tiền tệ và tất cả mọi thứ từ vũ khí hạt nhân đến nợ của nước Anh đều được đem ra thương lượng.
Trước những dự báo trên, Ngân hàng Hoàng gia Scotland và Ngân hàng Lloyds đồng loạt thông báo sẽ di dời trụ sở sang London nếu như Scotland giành độc lập. Về lâu dài, việc di chuyển trụ sở hoạt động sẽ đảm bảo cho các ngân hàng này vẫn là người cho vay cuối cùng và bảo vệ vốn tín dụng cho khách hàng.
Scotland có một hệ thống tài chính lớn bất thường. Năm 2013, nhiều nhà phân tích chính trị dự báo, tài sản ngân hàng là một phần của nền kinh tế và nó sẽ tăng lên 1.250% ở quốc gia Scotland độc lập, so với 500% ở nước Anh và 100% ở Mỹ.
Do đó, nhiều ngân hàng ở London đang kỳ vọng vào nền độc lập của Scotland. “Nước nhỏ và nước lớn đều có thể cùng tồn tại. Tuy nhiên, một số chi phí ở nước nhỏ sẽ rẻ hơn. Chẳng hạn, chơi golf ở Scotland sẽ rẻ hơn ở Anh rất nhiều” – lãnh đạo một ngân hàng tại Anh chia sẻ.
>> IMF cảnh báo nguy cơ bất ổn nếu Scotland tách khỏi Anh
Theo Nguyệt Quế