[Nổi bật tuần] Toan tính của người Thái tại Việt Nam, dự kiến tăng thuế đối với ô tô nhập khẩu
Nghịch lý chuyện đổ bỏ 4 tấn sữa/ngày của Dalat milk Xem thêm
Nhiều người chắc hẳn đã giật mình trước thông tin khẳng định mới đây của đại diện Công ty Cổ phần sữa Đà Lạt (Dalat Milk - Lâm Đồng) trong buổi làm việc với trên 100 hộ chăn nuôi bò sữa mà trước đó công ty này đã ký hợp đồng thu mua, diễn ra vào chiều 15/1, "Mỗi ngày Dalat milk phải đổ bỏ từ 3,5-4 tấn sữa".
Trong khi người người nhà nhà "được" nghe khuyến cáo về chuyện "người Việt thấp còi nhất khu vực" và "cần nâng cao tầm vóc", thì sữa - giải pháp được cho là giúp cải thiện chiều cao và thể chất cho thế hệ tương lai - đang bị đổ ra đường ở cao nguyên Lâm Viên.
Vì sao châu Âu không còn sợ khí đốt của Nga? Xem thêm
Hiện nay, 1/3 lượng khí đốt châu Âu tiêu thụ đến từ Nga và một nửa trong số đó đi qua các đường ống chằng chịt ở Ukraine. Các chính trị gia đã quyết định rằng tầm ảnh hưởng của Nga đối với nguồn cung khí đốt ở Đông Âu đem đến cho điện Kremlin một ưu thế đáng gờm về mặt chính trị.
Nhận thức được điều này, EU đã thực hiện những thay đổi lớn. EU thúc đẩy việc tự do hóa thị trường khí đốt được biết đến với tên gọi “Gói năng lượng thứ ba”. Dự án này gây nhiều tranh cãi nhưng tỏ ra hiệu quả: Nga không còn có thể sở hữu và kiểm soát các đường ống ở trong lãnh thổ EU.
Lượng khí đốt mà Ukraine nhập khẩu từ phương Tây cũng tăng vọt. EU đã phá vỡ thỏa thuận về nợ và giá giữa Ukraine và Nga mà theo thỏa thuận này đáng lẽ dòng khí đốt vẫn chảy ít nhất là cho tới quý I/2015. Thêm vào đó, mùa đông ấm áp có nghĩa là lượng khí đốt mà châu Âu tiêu thụ sẽ giảm xuống. Kể cả khi Nga cố gắng làm gián đoạn nguồn cung, ảnh hưởng cũng không lớn...
Chân dung Central Group: Gia tộc Thái gốc Hoa mua lại cổ phần Điện máy Nguyễn Kim Xem thêm
Central Group là cái tên còn khá xa lạ với người Việt nhưng lại quá quen thuộc với người Thái. bắt đầu tử một cửa hàng nhỏ tại Bangkok cách đây 90 năm, người sáng lập Tiang Chirathivat đã phát triển Central thành tập đoàn bán lẻ lớn nhất Đông Nam Á.
Ông Tiang có tới 3 vợ và 25 người con. Sau khi ông qua đời, các con trai ông lần lượt nắm giữ vai trò chủ tịch tập đoàn Central trong hơn nửa thế kỷ. Cho đến tận ngày nay, hơn 40 năm sau ngày mất của ông Tiang, thế hệ thứ 3 (tức cháu ông Tiang) vẫn chưa thể lên nắm quyền chủ tịch. Tos Chirathivat, nhân vật sáng giá nhất trong số những người cháu của ông Tiang, hiện đang là CEO của Central. Tos năm nay đã 50 tuổi.
- Central Group là một tập đoàn gia đình đúng nghĩa khi tất cả các vị trí cao cấp đều do người nhà Chirathivat nắm quyền. Ước tính có khoảng 150 người trong gia đình đang làm việc tại đây.
3 tỷ phú giàu nhất đất Thái đang toan tính gì ở Việt Nam? Xem thêm
Trong làn sóng đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp Đông Nam Á vào Việt Nam, các tập đoàn của Thái Lan đang nổi lên như là những cái tên sáng giá nhất.
Thông qua cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp, người Thái đã xây dựng, mua lại hoặc có cổ phần đáng kể tại rất nhiều doanh nghiệp lớn. Một số cái tên tiêu biểu có thể kể đến như C.P Việt Nam, Red Bull, Prime Group, Nhựa Tiền Phong, Nhựa Bình Minh và những cái tên mới nhất như Metro Việt Nam hay hệ thống điện máy Nguyễn Kim.
Danh sách này chắc chắn sẽ còn nối dài để đón đầu hội nhập AFTA sẽ diễn ra vào năm 2018.
Có một sự trùng hợp khá thú vị là 3 người/gia đình giàu nhất Thái Lan theo xếp hạng của Forbes – Gia đình Chirathivat, Dhanin Chearavanont và Charoen Sirivadhanabhakdi - đều đã và đang dành sự quan tâm rất lớn đối với thị trường Việt Nam.
Đại sứ thương hiệu: Vì sao Mercedes chọn Thu Minh, Vietjet Air chọn Ngọc Trinh? Xem thêm
Theo nghiên cứu, lợi nhuận thu về cho những quảng cáo có sử dụng người nổi tiếng cao gấp 27 lần chi phí bỏ ra. Xét về hiệu quả tài chính, những thương hiệu sử dụng ngôi sao thể thao tăng được 4% doanh thu và 0,25% lợi nhuận về cổ phiếu. Thậm chí có nghiên cứu cho rằng giá trị thị trường của các công ty tăng 0,44% ngay sau khi công bố hợp đồng với những người nổi tiếng.
Kể từ khi dùng hình ảnh của tay gofl Tiger Wood, hãng sản xuất đồ thể thao Nike tăng thêm được 103 triệu USD lợi nhuận và giá dòng sản phẩm bóng gofl cao cấp tăng 2,5% giai đoạn 2000-2010. Sự thành công chiến dịch quảng cáo của Pepsi khi chọn Beyoncé làm đại sứ thương hiệu.
Tại Việt Nam, xu hướng sử dụng người nổi tiếng làm đại sứ cũng được các thương hiệu sử dụng triệt để. Xét trong lĩnh vực xe hạng sang, Mercedes Benz Việt Nam xây dựng hẳn một câu lạc bộ người nổi tiếng làm đại sứ thương hiệu như ca sỹ Thu Minh, MC Jeniffer Phạm,… trong khi đối thủ Audi lại chọn Tăng Thanh Hà, Linh Nga, Trương Ngọc Ánh, Hà Anh Tuấn,… Vậy các thương hiệu nổi tiếng chọn ngôi sao làm đại sứ dựa trên phương diện nào?
Đại diện Viber Việt Nam: 'Đối thủ của chúng tôi là chính... chúng tôi' Xem thêm
Thị trường OTT tại Việt Nam từ khi ra đời luôn được coi là một chiến trường khốc liệt với đầy đủ các tên tuổi lớn nhỏ trong nước và quốc tế. Những Viber, Kakao talk, Line, từng thành công tại nước ngoài đều có mặt tại Việt Nam. Ở trong nước, Zalo với tiềm lực mạnh từ VNG cũng sẵn sàng đua tranh quyết liệt. Chưa kể, những nhà cung cấp dịch vụ di động như Viettel, Vinaphone cũng tỏ rõ ý đồ gia nhập thị trường này.
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Đặng Quỳnh Anh - Giám đốc văn phòng đại diện Viber Vietnam, đối thủ của Viber tại Việt Nam hiện chỉ có... Viber.
Đâu là trở ngại lớn nhất của thương mại điện tử Việt Nam? Xem thêm
Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Khối thương mại điện tử Zamba - VCCorp, nói tới khó khăn, nhiều người thường nghĩ ngay tới 4 vấn đề lớn với ngành TMĐT Việt Nam, đó là: Vấn đề thanh toán online, Giao hàng, Giá bán và Lòng tin.
Tuy nhiên, theo ông Tuấn, nổi cộm nhất Vvẫn là vấn đề GIÁ khiến cho TMĐT Việt Nam chưa thể phát triển nhanh được. Giá bán online tại Việt Nam chưa hạ thấp được là do chưa tối ưu được khâu vận hành, chưa có các dịch vụ phụ trợ với giá phải chăng và các sản phẩm bán online đang nhắm đến là các sản phẩm giá rẻ, do vậy margin thường tương đối thấp nên không thể giảm thêm do không đủ chi phí vận hành.
Tăng thuế ô tô 195%: Thử thách độ 'chịu chơi' của giới nhà giàu Xem thêm
Theo biểu thuế mới, chiếc siêu xe Bentley Continental GT Convertible W12 2013 hiện được bán ở Mỹ với mức giá 212.800 USD, khi về Việt Nam, chiếc xe sẽ có giá hơn 1 triệu USD.
Giả sử mức giá 212.800USD sẽ là mức giá nhập thực của chiếc xe, được hải quan Việt Nam chấp nhận là giá tính thuế, thì mức thuế dành cho 1 chiếc Bentley mới nhập khẩu nguyên chiếc được tính như sau:
- Thuế Nhập khẩu phải nộp = 212.800 x 55% (mức thuế nhập khẩu kể từ 1/1/2015 là 55%) = 117.040USD
- Thuế Tiêu thụ đặc biệt phải nộp = (212.800 + 117.040) x 195% = 643.188USD
- Thuế Giá trị gia tăng phải nộp = (212.800 + 117.040 + 643.188) x 10% = 97.302USD
Cuối cùng, sau khi cộng dồn mức giá gốc với các loại thuế kể trên, chiếc xe khi được bán ở Việt Nam sẽ có giá là : 1.070.330 USD , quy đổi ra tiền Việt là khoảng 23 tỷ đồng. Đó là chưa tính tới các khoản chi phí bán hàng, quảng cáo và lợi nhuận của nhà nhập khẩu.
Khung lương mới của phi công Vietnam Airlines là bao nhiêu? Xem thêm