[Nổi bật] Nhiều nước ra lệnh cấm Uber, "Muốn giàu có, hãy ở Việt Nam"

01/12/2014 20:00 PM |

Sắp tới ngày Online Friday đầu tiên tại Việt Nam, bạn đã sẵn sàng chưa? Xem thêm

Thứ 6 tuần này (5/12/2014), tức là tròn 1 tuần sau ngày Black Friday (28/11) và 4 ngày sau ngày Cyber Monday (1/12) ở Mỹ, người tiêu dùng Việt sẽ có cơ hội ưu đãi khi mua hàng online trên các website thương mại điện tử của Việt Nam.

Như vậy, nếu người Mỹ có Black Friday và Cyber Monday, người Trung Quốc có Single's Day thì giờ đây, người Việt cũng bắt đầu có ngày Online Friday của riêng mình. Đây là năm đầu tiên ngày hội mua sắm trực tuyến chính thức được tổ chức và sẽ là tiền lệ cho các năm tiếp sau.

Theo đó, Ngày mua sắm trực tuyến - Online Friday hàng năm sẽ được tổ chức ngày thứ Sáu đầu tiên của tháng 12. Website chính thức của chương trình: http://onlinefriday.vn/

Sự kiện được thực hiện trong Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 – 2020, với chủ trương đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử, bao gồm dịch vụ chuyển phát, thanh toán, do Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tổ chức.

[Q&A] Kế hoạch 3 năm Kinh Đô: Tập trung vào quy mô trước lợi nhuận Xem thêm

Sáng 1/12/2014, CTCP Kinh Đô (MCK: KDC) tiến hành Đại hội cổ đông bất thường năm 2014 tại Tp. Hồ Chí Minh.

Tại đại hội này, HĐQT trình xin Đại hội đồng cổ đông thống nhất thông qua 3 nội dung quan trọng gồm:

(i) Mondelēz International đầu tư vào CTCP Kinh Đô Bình Dương (BKD);

(ii) Đầu tư thêm vào Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam – CTCP (Vocarimex) tăng tỷ lệ sở hữu từ 24% lên 51% để nắm quyền kiểm soát công ty. KDC sẽ mua CP của Vocarimex bên ngoài thị trường;

(iii) Mua tối đa 30% tổng cổ phiếu  phát hành làm cổ phiếu quỹ, giá không quá 60.000 đồng/CP.

Singapore, Indonesia ra luật kiểm soát Uber Xem thêm

Singapore sẽ tiến hành điều chỉnh lại dịch vụ đặt chỗ taxi, yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ phải đăng ký với cơ quan chính phủ trước tháng 4/2015. Hiện tại, dịch vụ đặt chỗ taxi đang ngày càng phổ biến, nhưng vẫn chưa có luật quy định cụ thể cho lĩnh vực này.

Chính phủ Singapore cho biết, điều luật rõ ràng cho loại hình dịch vụ này sẽ giúp bảo đảm quyền lợi cho hành khách. Các quốc gia lân cận Singapore hiện cũng đang bắt đầu thực hiện những hành động pháp lý tương tự.

Bộ Giao thông đường bộ Singapore đã bắt đầu xây dựng các quy định mới cho các hãng cung cấp dịch vụ đặt chỗ taxi từ năm ngoái. Bộ này đã xem xét kỹ và nhận định rằng người tiêu dùng thực sự cần dịch vụ này, và chỉ đưa ra luật lệ để bảo vệ quyền lợi người sử dụng.

>> Thái Lan chính thức cấm Uber

Google Contributor: Hồi kết cho quảng cáo trên web? Xem thêm

​Google đang thách thức chính mình bằng việc chạy hệ thống Contributor. Dịch vụ này sẽ yêu cầu người dùng đóng một khoản phí hàng tháng để không bị quảng cáo trên website làm phiền. Cụ thể, những ai trả một khoản phí từ 1 – 3 USD hàng tháng sẽ vào website mà không nhìn thấy quảng cáo của Google ads.

Một khi Contributor đã "đè" lên mảng kinh doanh cốt lõi là quảng cáo, thì mức phí hàng tháng mà Google thu vì chí ít cũng phải tương xứng với số tiền họ có thể lấy từ túi người dùng nhờ quảng cáo.

Andrew Frank, chuyên gia của But Gartner cho rằng, thông qua Contributor, Google sẽ tạo ra một lớp người dùng “rất khó tiếp cận” bằng quảng cáo thông thường. Sau đó, Google sẽ giúp các nhà tiếp thị tìm tới những cá nhân đặc biệt này.

Rủi ro lớn nhất vẫn là việc Contributor không thể thu hút người dùng, vốn đã quen với việc đọc nội dung miễn phí và chấp nhận xem quảng cáo. Còn với những người "cực ghét" quảng cáo, họ có thể sử dụng các phần mềm chuyên chặn quảng cáo, vốn rất phổ biến trên Internet.

Bán lẻ di động: Khi 'cuộc chơi' không có chỗ cho nhỏ lẻ Xem thêm

Hiện tại, "miếng bánh" thị phần của ngành bán lẻ điện thoại di động được tạm chia thành 3 phần. Miếng bánh to nhất thuộc về Thế Giới Di Động, với thị phần rơi vào khoảng 25%, các doanh nghiệp bán lẻ khác cùng chia nhau 25%, còn lại 50% thị phần đang nằm trong tay các cửa hàng nhỏ lẻ.

Thị trường bán lẻ điện thoại di động ngày càng khốc liệt với sự bành trướng của các ông lớn như TGDĐ, FPT, Viễn thông A... Để tồn tại, các cửa hàng nhỏ lẻ cần một hướng đi riêng...

'Bỏ việc ngân hàng là quyết định đúng đắn nhất của đời tôi!' Xem thêm

Thành công ở trường học, có vị trí chắc chắn tại một công ty có uy tín, làm việc theo cách của bạn và gắn chặt thành công của bạn với công ty đó. Đây là điểu rất phổ biến về những thành tích trong giới kinh doanh Nhật Bản.

Tôi cũng như nhiều người bắt đầu sự nghiệp bằng con đường này, nhưng sau khi trận động đất lớn Hanshin năm 1995, tôi đánh giá lại những quyết định cuộc sống và sự nghiệp của mình và đã chọn một con đường khác. Tôi quyết định để thành lập công ty riêng của mình. Và đây là những gì tôi đã học được:

- Tin tưởng nguồn cảm hứng của bạn

- Bắt đầu chậm và nhỏ là điều tốt

- Hãy rộng mở để thay đổi đường đi

Doanh nhân Lê Phước Vũ: ‘Muốn làm triệu phú, hãy về Việt Nam!’  Xem thêm

"Sau du học, có nhiều bạn lựa chọn ở lại, có nhiều bạn về. Tôi nói thật, ở Úc, Mỹ, Nhật, người ta phải làm việc cật lực để có một cuộc sống bình thường. Để trở thành một triệu phú bên Mỹ không dễ. Nhưng ở Việt Nam, có thể thu nhập các bạn thấp, nhưng cơ hội vô cùng nhiều. Muốn làm triệu phú hãy về Việt Nam!” – doanh nhân Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hoa Sen – chia sẻ trong một hội thảo tổ chức mới đây.

Ông Vũ thừa nhận, về nước, đồng nghĩa việc chấp nhận môi trường “chưa được chuẩn”, nhưng ông cho rằng cái gì cũng có 2 mặt. “Nếu chúng ta kiên định, có một nền tảng đạo đức, tinh thần... 20 năm nữa, các bạn sẽ thấy đất nước này rất thành công. Còn các nước Mỹ, Nhật, Úc hay châu Âu cũng vậy, đã phát triển đến ngưỡng rồi, tăng trưởng thêm rất khó”, ông Vũ nói.

Quốc Dũng

Cùng chuyên mục
XEM