[Nổi bật] Gã khổng lồ thương mại điện tử kín tiếng, Cuộc đua bán lẻ giữa Nhật và Hàn

28/11/2014 20:00 PM |

 [Khởi nghiệp] Dũng Joon - Bài học khởi nghiệp của một họa sĩ vẽ tranh 3D  Xem thêm

Ngày càng có nhiều bạn trẻ đam mê con đường khởi nghiệp để xây dựng sự nghiệp cho mình. Tuy nhiên, chính xác khởi nghiệp là làm gì? Tại sao tôi nên bắt đầu là ngành này mà không phải là ngành kia? Để cung cấp thêm cho độc giả một góc nhìn, chúng tôi xin chia sẻ tâm sự của Nguyễn Việt Dũng (biệt danh Dũng Joon), người cũng dấn thân vào con đường khởi nghiệp với một lĩnh vực rất mới mẻ: vẽ tranh 3D.

Hơn 4 năm điều hành một công ty khởi nghiệp, tôi nhận ra, tôi đã học được rất nhiều bài học, trong đó có nhiều hơn những bài học không liên quan đến nghệ thuật. Dưới đây là một số bài học tôi rút ra..

 Thị trường bán lẻ Việt Nam: Cuộc đua Nhật – Hàn  Xem thêm

Nhận được giấy phép đầu tư vào Việt Nam từ năm 2006, đến cuối năm 2008, tập đoàn bán lẻ hàng đầu Hàn Quốc – Lotte Mart mở cửa siêu thị đầu tiên. Thời điểm đó, phát biểu trước báo giới, Lotte Mart cho biết dự kiến bỏ ra 5 tỷ USD để xây 30 siêu thị ở khắp các thành phố lớn Việt Nam trong vòng 15 năm tới.

Bước vào thị trường Việt Nam sau Lotte Mart – 3 năm, ông lớn bán lẻ Nhật Bản - Aeon khá thận trọng trong bước đi của mình.

Sau động thái “thăm dò” bằng việc hợp tác với Trung Nguyên mở cửa hàng tiện lợi G7 – Ministop với tỷ lệ vốn đầu tư khiêm tốn chỉ 30% vào năm 2011, phải đến năm nay, Aeon mới khai trương 2 siêu thị Aeon Mall TPHCM và Aeon Mall Bình Dương. Dự kiến đến tháng 9 năm sau, Aeon mới khai trương siêu thị tại Hà Nội và dự kiến đến năm 2020 sẽ mở ra 20 đại siêu thị trên cả nước.

 Sách lược của các đại gia bán lẻ ngoại ở Việt Nam  Xem thêm

9 tháng đầu năm, doanh thu từ thị trường bán lẻ đã đạt hơn 76 tỉ USD, tăng 11% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng tốt và tiềm năng phát triển lâu dài giúp Việt Nam trở thành thị trường đầy hấp dẫn  trong mắt nhà đầu tư.

Trong khi bán lẻ ngoại tăng tốc thì các thương hiệu nội dường như đang bị mắc kẹt.  Tại Việt Nam, yếu tố vùng miền trong ngành bán lẻ rất rõ nét. Các thương hiệu thành công ở miền Bắc lại ít thành công ở miền Nam và ngược lại.

 Bắt đầu xét xử phúc thẩm đại án Bầu Kiên Xem thêm

Sáng nay 28-11, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội sẽ mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án trốn thuế, kinh doanh trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) và một số công ty trên địa bàn TP.HCM và TP. Hà Nội.

Dự kiến phiên xét xử kéo dài đến ngày 8-12. Phiên tòa do thẩm phán Đặng Bảo Vĩnh làm chủ tọa.

 Bài hot: Rakuten: Gã khổng lồ thương mại điện tử kín tiếng xứ hoa anh đào Xem thêm

Năm 1996, một nhân viên ngân hàng Industrial Bank of Japan có tên Hiroshi Mikitani quyết định từ bỏ công việc có thu nhập và danh tiếng tốt tại Nhật Bản. Đây được xem là hành động phá lệ so với truyền thống người Nhật. Một năm sau đó, Mikitani thành lập nên Rakuten, sau này là một trong những công ty Internet, thương mại điện tử lớn nhất trên thế giới.

Được coi là một trong tứ trụ của công nghiệp thương mại điện tử thế giới nhưng nếu nói Rakuten chỉ sống nhờ thương mại điện tử là chưa đủ.

Hiện Rakuten sở hữu cũng như góp vốn với hàng loạt công ty  đủ các lĩnh vực như Rakuten Auction, Rakuten Logistics, Rakuten Travel, Rakuten Bank,… Hãng này xây dựng chiến lược phát triển dựa trên hệ sinh thái gồm 3 cột trụ: Thương mai điện tử, Tài chính và Nội dung số.

Nguyễn Trung Anh

Cùng chuyên mục
XEM