Chứng khoán Trung Quốc đang sụp đổ?

13/07/2015 16:59 PM |

Cả thế giới nghĩ rằng Trung Quốc đang tiến gần hoặc thậm chí đã vượt qua Mỹ trở thành nền kinh tế quyền lực nhất thế giới theo nghiên cứu của Center Poll. Tuy nhiên, sự sụt giảm 30% thị trường chứng khoán đã khiến toàn bộ chính phủ nước này rơi vào tình trạng nguy cấp.

Khi chứng kiến sự lao dốc của những chỉ số chứng khoán chính tại Trung Quốc đại lục vào tuần trước, cả thế giới đã nhận ra một số vấn đề vô cùng quan trọng - những điều chưa hề được biết đến trước đó.

Trung Quốc đang sụp đổ.

Sau lần tăng đỉnh điểm ở mức 150% của chỉ số Shanghai Composite trong năm qua, đến ngày 12/6, sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất Trung Quốc (bao gồm cả chỉ số nhỏ hơn là Shenzen) bắt đầu lao dốc. Trước khi đà sụt giảm chấm dứt vào thứ 5 tuần trước, sàn Thượng Hải đã xoá sạch những gì kiếm được từ tháng 4, 5 và 6.

Có thể nói, cả Trung Quốc đã trải qua một cú sốc nặng nề và thậm chí, toàn thế giới cũng choáng váng. Khi đà sụt giảm ập đến, nó khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ - những người tạo ra 25% thị trường chứng khoán Trung Quốc lao đao. Chính phủ cố gắng làm mọi việc để có thể ngăn đà sụt giảm cổ phiếu. Cụ thể, họ đã yêu cầu các nhà đầu tư lớn không bán ra trong vòng 6 tháng, ra mắt một đội điều tra những trường hợp bán khống, bơm thêm 20 tỷ USD, huỷ các thương vụ IPO và nhiều động thái khác.

Trong khi đó, người dân Trung Quốc đã phản ứng bằng việc đổ lỗi cho các ngân hàng nước ngoài, chờ đợi chính phủ giải cứu, thậm chí, một vài trường hợp cực đoan khác thì... tự sát.

Tại sao tình trạng này trở nên đáng sợ?

Cả thế giới nghĩ rằng Trung Quốc đang tiến gần hoặc thậm chí đã vượt qua Mỹ trở thành nền kinh tế quyền lực nhất thế giới theo nghiên cứu của Center Poll. Tuy nhiên, sự sụt giảm 30% thị trường chứng khoán đã khiến toàn bộ chính phủ nước này rơi vào tình trạng nguy cấp.

Và đó là lý do tại sao dù cả thế giới nghĩ gì, thì thực tế Trung Quốc đang sụp đổ.

Hiện tại, chính phủ Trung Quốc đang rất lo ngại đất nước sẽ rơi vào trạng thái xã hội không yên ổn. Họ đang rất thận trọng trong việc lên kế hoạch cho tương lai và nếu thị trường chứng khoán bị sụp đổ hoàn toàn, toàn bộ kế hoạch kể trên cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Hơn nữa, một khi người Trung Quốc cảm thấy những kế hoạch này không mang lại lợi ích cho mình, họ sẽ cô lập nó. Đó là lý do tại sao chuyện sụp đổ của thị trường chứng khoán vô cùng nghiêm trọng với chính phủ Trung Quốc. Một khi xảy ra sự việc như vậy, người dân nước họ sẽ không còn niềm tin vào giao dịch nữa.

Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý đến những quyết định và chính sách quan trọng từ phía chính phủ gây ra tình trạng sụp đổ kể trên. Để kích thích thị trường, Trung Quốc đã không ngần ngại cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia sâu hơn, quy định giao dịch ký quỹ được nới lỏng, tính thanh khoản được thúc đẩy… Hiện Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia có tỷ lệ tham gia của những nhà đầu tư nhỏ lẻ cao nhất trên thế giới.

Chính vì vậy, “thời điểm giá cổ phiếu sụt giảm một cách đáng lo ngại như lần này, chúng tôi nghĩ tình hình ổn định xã hội tại Trung Quốc rõ ràng đang bị đe doạ”, theo Dong Tao, một chuyên gia phân tích của Cresdit Suisse.

Phương Linh

Cùng chuyên mục
XEM