Chiến lược nào để thích nghi trong bối cảnh mới của toàn cầu?

19/03/2015 15:18 PM |

Kỹ năng kinh doanh tốt nhất chính là luôn có thể tăng cường khả năng thích nghi, bắt đầu từ trước khi các sự kiện xảy ra.

Nội dung nổi bật:

Quan điểm của bối cảnh toàn cầu mới đã tạo được tịếng vang ở phần tổng kết của báo cáo thường niên lần thứ 10 về rủi ro toàn cầu năm trong 2015, được xuất bản bởi WEF trước thềm hội nghị tại Davos, cùng sự kết hợp với tập đoàn bảo hiềm Zurich và các tổ chức hàng đầu khác.

Bản báo cáo nhấn mạnh những vấn đề mới nổi của bối cảnh toàn cầu hóa trên nền tảng tăng dần những rủi ro toàn cầu có mối liên hệ với nhau, vấn đề được đặt ra nhằm kiểm tra khả năng thích ứng của doanh nghiệp và xã hội trong những năm tới., bao gồm:

- Sự thay đổi quan điểm về khả năng xảy ra các rủi ro toàn cầu và ảnh hưởng của chúng

- Cái giá của rủi ro địa chính trị và sự cần thiết của việc thích nghi

- Nguy cơ địa chính trị có thể ảnh hưởng thị trường tài chính, mà là cả với những ngành kinh doanh

- Tin tưởng và hợp tác là thiết yếu


Các nhà lãnh đạo thế giới đã tụ họp tại Davos-Klosters, Thụy Sĩ để tham dự cuộc họp thường niên lần thứ 45 của diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), giữa làn sóng các vấn đề nổi trội đã trở thành chủ đề chính của buổi hội thảo.

“Bối cảnh toàn cầu mới”, gồm nhiều vấn đề trong hiện tại như: đồng Franc Thụy Sĩ đã được tách ra khỏi khối đồng tiền chung Euro; ngân hàng Trung Ương châu Âu đang đấu tranh cho gói cứu trợ 1.3 nghìn tỷ đô la; Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm nay và năm tới; và chủ nghĩa khủng bố vẫn là đề tài được quan tâm nhất sau sự kiện ở Paris và tình hình bắt giữ con tin của tổ chức Hồi giáo cực đoan ISIS.

Quan điểm của bối cảnh toàn cầu mới đã tạo được tịếng vang ở phần tổng kết của báo cáo thường niên lần thứ 10 về rủi ro toàn cầu năm trong 2015, được xuất bản bởi WEF trước thềm hội nghị tại Davos, cùng sự kết hợp với tập đoàn bảo hiềm Zurich và các tổ chức hàng đầu khác.

Sự thay đổi quan điểm về khả năng xảy ra các rủi ro toàn cầu và ảnh hưởng của chúng

Bản báo cáo nhấn mạnh những vấn đề mới nổi của bối cảnh toàn cầu hóa trên nền tảng tăng dần những rủi ro toàn cầu có mối liên hệ với nhau, vấn đề được đặt ra nhằm kiểm tra khả năng thích ứng của doanh nghiệp và xã hội trong những năm tới.

Vốn đã được nhắc đến trong các tham luận trước, những người ra quyết định được khảo sát trên toàn cầu đều xác định rằng rủi ro về kinh tế là vấn đề có khả năng xảy ra nhất trong vòng 10 năm tới. Tuy nhiên, Báo cáo rủi ro toàn cầu 2015 lại chỉ ra rằng 3 trên 4 rủi ro hàng đầu, xét về khả năng có thể xảy đến, chính là vấn đề địa chính trị.

Xung đột nội bộ quốc gia được coi như là rủi ro có thể xảy ra, cùng với sự thất bại trong việc điều hành quốc gia, kéo theo đó là việc các chính thể sụp đổ hoặc lâm vào khủng hoảng, lần luợt chiếm vị trí 3 và 4 trên bảng xếp hạng các nguy cơ. Về vấn đề ảnh hưởng của một số rủi ro đặc trưng có thể xảy đến, xung đột nội bộ quốc gia được xếp thứ 4, chỉ sau vũ khí hủy diệt hàng loạt và những vấn đề mới nổi về môi trường và xã hội như là khủng hoàng nước sạch và sự lan rộng của dịch bệnh truyền nhiễm.

“Một nhận thức đang lớn dần đó là thế giới và bối cảnh rủi ro hiện nay rất yếu ớt và rời rạc”, Axel Lehmann, người đứng đầu phòng rủi ro của tập đoàn bảo hiểm Zurich, đã phát biểu như thế khi đang thảo luận về bản báo cáo tại Davos. “Các nguy cơ về kinh tế và địa chính trị vẩn rất phổ biến trong thời gian ngắn, nhưng đối với những thời gian dài hơn, các rủi ro về xã hội và môi trường được đặt lên hàng đầu. Các vần đề về xã hội, nổi bật nhất là sự không ổn định trong xã hội, giống như một con nhện trên mạng lưới – một yếu tố không xác định có thể bị ảnh hưởng bởi vô số loại nguy cơ.

Lehmann chỉ ra rằng việc đô thị hóa nhanh chóng được coi như một vấn đề về xã hội, cùng với những rủi ro liên quan khiến nó trở thành vấn đề toàn cầu. Vào năm 1950, 1/3 dân số thế giới sống ở thành thị. Vào năm 2025, sẽ có 2/3 dân số thế giới sống ở các đô thị, và 80% của tổng sản lượng quốc gia cũng sẽ được sản xuất ở thành phố. “Những khoản đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng trong đô thị là cần thiết”, Lehmann phát biểu, dựa trên con số 70 nghìn tỷ đô la cần trong năm 2030.

“Tính riêng trong châu Phi, châu lục này cần tới 80 tỷ đô la hàng năm cho tới 2020, và duy nhất chỉ một nửa số đó là được tài trợ. 15 trên tổng số 20 siêu đô thị được xây dựng dọc bờ biển, nơi dễ dàng đối mặt với thiên tai. Nhiều người sẽ di chuyển lên thành thị để tìm việc làm và nơi ở - rất có thể những thứ đó sẽ không đáp ứng đủ. Đô thị hóa gây ra vô số các rủi ro chính và nó cần tới những cấp độ quản lý hiệu quả hơn nhằm đưa ra các giải pháp thiết thực, và những nhà điều hành có tính thích ứng cao và có tính đổi mới để tạo sự phát triển bền vững”.

Cái giá của rủi ro địa chính trị và sự cần thiết của việc thích nghi

Đánh giá được sức ảnh hưởng của nguy cơ địa chính trị, điều mà rất có thể xảy ra trong vòng 10 năm tới, có thể là một mục đích khó đạt được.

Trong một cuộc thảo luận sôi nổi tại Davos, Natalia Ann Jaresko, Bộ trưởng Tài chính Ukraine, nói rằng thị trường tài chính thường hay đánh giá sai các nguy cơ địa chính trị. “Lịch sử cho thấy rằng thị trường chưa sẵn sàng cho việc thấm nhuần các ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính năm 2008, và họ đã đóng góp vào quy mô của cuộc khủng hoảng bởi vì họ đánh giá thấp các rủi ro khi hệ thống tài chính sự đổ theo cái cách mà nó đã xảy ra”, Jaresko phát biểu. “Sự sụp đổ của khu vực đồng tiền chung châu Âu đã bị đánh giá sai lệch vào thời điểm đó – do mong đợi của các bên không đạt được vào phút cuối, và do hôm nay khu vực đồng tiền chung châu Âu đơn giản đang ở nơi mà nó đã ở lúc trước, bỏ qua tất cả những rủi ro được đánh giá cao”.

Jaresko dẫn chứng 3 lý do cho niềm tin của cô ta: các nhà đầu tư phản ứng với những ham muốn của họ, không nhất thiết là với những gì đang diễn ra; rủi ro địa chính trị không phải là rủi ro mục tiêu có thể được định giá; và các nhà đầu tư ồ ạt tham gia hoặc rút khỏi thị trường, và trong việc định giá, và đúng hoặc sai, không nhiều người chịu đi ngược lại với cả hệ thống.

Martin Senn, giám đốc điều hành tập đoàn bảo hiểm Zurich, đồng ý với Jaresko. “Nguy cơ địa chính trị không thể được đánh giá một cách hiệu quả,” anh ta nói. “Câu hỏi ở đây không phải là thị trường tài chính đang đánh giá sai các rủi ro địa chính trị, nhưng mà là chúng ta có thấu hiểu được hết các rủi ro này không và chúng ta có đang làm những bước cần thiết để xây dựng sự thích nghi khi mà những nguy cơ này càng ngày càng có mối liên kết và có ảnh hưởng hơn. Những gì mà bản báo cáo rủi ro làm rõ chính là bản chất của các nguy cơ địa chính trị đang dần thay đổi. Nó không còn là những xung đột khu vực và chủ nghĩa khủng bố đang có ảnh hưởng đến các chính sách kinh tế, mà chính là vấn đề về tài nguyên thiên nhiên, các vấn đề về không gian mạng, các quan điểm về những cuộc bầu cử. Ví dụ như là trong năm nay, 45% cử tri của G20 đều được thông qua bầu cử, tạo ra những bất đồng lớn.

Không chỉ riêng về thị trường tài chính

Senn nhấn mạnh rằng đó không chỉ là vấn đề làm cách nào các nguy cơ địa chính trị có thể ảnh hưởng thị trường tài chính, mà là cả với những ngành kinh doanh. “Bạn định vị việc kinh doanh của bạn thế nào với vấn đề rõ ràng về chuỗi cung ứng và sự ảnh hưởng đến bản cân đối thu chi của tổ chức mình? Rủi ro là nhân tố dẫn dắt cho sự quay về của đồng tiền đầu tư, chính vì thế mà có rất nhiều doanh nghiệp xem nguy cơ địa chính trị như là cơ hội nếu được quản lý một cách hiệu quả, và không hẳn là sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực. Đó chính là lý do vì sao đây là việc làm cần thiết để thấu hiểu hết được các nguy cơ địa chính trị, và để tiến những bước cần thiết nhằm xây dựng sự thích nghi kịp thời”.

Việc quản lý rủi ro hiệu quả trong bối cảnh toàn cầu là một nỗ lực gồm 2 khía cạnh có liên quan đến việc ngăn chặn và thích ứng. Sự thích ứng là rất quan trọng bởi vì việc tránh khỏi các yếu tổ rủi ro trong thời kì kết nối toàn cầu hầu như là không thể. Các công ty có tính thích ứng cao không chỉ quản lý rủi ro ở trong tổ chức của họ - họ chủ động giải quyết những rủi ro đó thông qua mạng lưới các nhà cung cấp, nhà thầu và các chuỗi cửa hàng. Bằng cách xây dựng mối quan hệ bên ngoài và bên trong bền vững, và đem lại niềm tin và khát khao hợp tác và chia sẻ thông tin, các bên liên quan đều có thể giao tiếp với nhau nhằm liên tục thích nghi với thay đổi.

Nuôi dưỡng lòng tin này đòi hỏi các nhà lãnh đạo, những người có thể có liên kết với các nhà cung cấp, nhà đầu tư, doanh nghiệp hợp tác và những người khác, tập hợp mọi người lại với nhau, tạo ra kênh chia sẻ thông tin và cung cấp hướng đi và chỉ dẫn. “Sự minh bạch, và việc những bên liên quan có thể lên tiếng dễ dàng hơn với công nghệ hiện tại, khiến việc xây dựng niềm tin và danh tiếng bền vững dựa trên giá trị của công ty trở nên quan trọng hơn cả”, Senn nói.

Tin tưởng và hợp tác là thiết yếu

Bản chất của việc thiếu ổn định sâu sắc trong xã hội đánh dấu một tính thế quan trọng đã âm ỉ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng được nêu rõ trong báo cáo rủi ro toàn cầu 2015: Rủi ro toàn cầu vượt lên cả biên giới và ảnh hưởng cả 2 nửa bán cầu, và đòi hỏi các bên liên quan cùng làm việc với nhau. Tất nhiên những rủi ro toàn cầu trên còn đe đọa sự tin tưởng và hợp tác cần có để thích nghi với những thách thức trong bối cảnh toàn cầu mới.

Lehmann nói: “Lo lắng về những nguy cơ công nghệ đang ngày cang tăng, đáng chú ý là các cuộc tấn công mạng, nhắc nhở chúng ta rằng căng thẳng địa chính trị đang xảy ra trong hoàn cảnh hoàn toàn khác trước đây. Thông tin được truyền tải khắp thế giới, và các công nghệ mới nổi như máy bay không người lái mở ra giai đoạn của những người chơi và công cụ mới tham gia sân chơi”.

Các chứng cứ càng làm rõ hơn quan điểm của Lehmann. Xung đột địa chính trị trực tuyến ngày càng tăng. Những xung đột khu vực có thể ảnh hưởng đến các vấn đề tư nhân và cả công cộng (bằng chứng là việc Anh-Mỹ đồng ý tham gia cuộc tấn công giả lập vào các khu tài chính của họ). Sự cần thiết của bảo mật mạng trong các xung đột địa chính trị cho thấy sự quan tâm của quốc gia thường vượt trên cả những vấn đề xã hội trong cuộc tranh luận về việc phát triển một hệ thống quản lý toàn cầu nhằm giảm thiểu các rủi ro về mạng.

Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp cần suy nghĩ thấu đáo rằng làm thế nào bảo hiểm có thể giúp bảo vệ nguồn vốn và nguồn thu thông qua việc bao quát những rủi ro đầu tư ở những nơi khác nhau trên thế giới.

Cùng lúc đó, một bước tiến tổng thể, được dẫn dắt nhằm hiểu được sự liên kết của những rủi ro và được hỗ trợ bởi việc lên chiến lược mạnh mẽ, bảng cân đối tiền mặt dồi dào và sự tập trung vào cấu trúc chi phí có thể giúp tạo ra sự thích nghi cần thiết tới những rủi ro nhất định, cụ thể là tấn công mạng, khủng hoảng tài chính hay các mối nguy từ vấn đề địa chính trị có thể đe dọa tính liên tục trong họat động của doanh nghiệp.

Bằng việc địa phương hóa và phát triển đa dạng các nhà cung cấp, cùng với việc kết hợp chặt chẽ tính thích nghi vào thiết kế của sản phẩm và dịch vụ, bạn có thể tạo ra sự thích ứng hoàn hảo tới vấn đề ngắt quãng của chuỗi cung ứng.

“Một bước tiến chủ động nhằm gắn kết đặc tính thích nghi vào công ty bạn là cần thiết cho sự phát triển sau này”, Lehmann ý kiến. “Sự thích nghi không tự tạo ra, mà nó đòi hỏi nhiều suy tính và hành động để có thể đạt được xuyên suốt tổ chức. Nhưng với một tầm nhìn và chiến lược tốt, việc tạo ra một tổ chức có thể thích nghi là khả thi, tổ chức có thể đứng vững với những thử thách liên tục trong hoàn cảnh các rủi ro đều có liên kết với nhau trong bối cảnh toàn cầu mới”.

>> [Nghiên cứu] Toàn cầu hoá có tạo nên tiến triển xã hội cho Việt Nam?

Thanh Uyên

CTV Thinh OrientVN

Cùng chuyên mục
XEM