[Nghiên cứu] Toàn cầu hoá có tạo nên tiến triển xã hội cho Việt Nam?

09/02/2015 16:55 PM |

Tại Việt Nam, toàn cầu hoá không thực sự gây ra tác động mạnh mẽ trong tiến triển xã hội. Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng ở Việt Nam.

Nội dung nổi bật: Kết quả từ 1 nghiên cứu:

- Tại Việt Nam, toàn cầu hoá không thực sự gây ra tác động mạnh mẽ trong tiến triển xã hội phản ánh qua việc làm và thu nhập của cá nhân và hộ gia đình.

- Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng và các ngành công nghiệp và dịch vụ vẫn còn quá kém phát triển để cung cấp các cơ hội cho việc cải thiện vị trí tương đối của các hộ gia đình trong xã hội.


Quá trình cải cách kinh tế của Việt Nam được khởi xướng vào năm 1986, theo logic của việc mở cửa thị trường để đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tạo ra một cơ sở công nghiệp, phát triển mạnh kinh tế thông qua tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

Trong bối cảnh đó FDI tăng mạnh, và cùng với xuất khẩu như là một phần của tổng sản phẩm trong nước (GDP), khiến sản lượng các ngành công nghiệp và dịch vụ vượt qua sản lượng của ngành nông nghiệp. Định hướng toàn cầu hoá sâu hơn vào nền kinh tế Việt Nam dẫn đến thay đổi mô hình sản xuất, do đó tác động đến thị trường lao động và từ đó tác động đến mức sống hộ gia đình.

Trong bối cảnh này, một câu hỏi đặt ra là: Liệu biến đổi cấu trúc từ toàn cầu hoá này có tạo ra cơ hội việc làm mới và tạo điều kiện cho “tiến triển xã hội” tại Việt Nam theo hướng tốt hơn hay không?

Tháng 1/2015, nhóm nghiên cứu Ian Brand-Weiner và cộng sự tại The Australian National đã thực hiện nghiên cứu về tác động của “toàn cầu hoá” đến mức độ tiến triển xã hội tại Việt Nam thông qua việc làm và thu nhập.

Tiến triển xã hội về bản chất cho biết việc thông tin về khả năng và mức độ cải thiện cho vị trí/giai tầng xã hội của các cá nhân/những nhóm người trong xã hội, như tình trạng thu nhập hay đẳng cấp trong công việc mà họ thực hiện theo thời gian.

Thông tin về tiến triển xã hội sẽ cho biết mức độ về cơ hội để thoát nghèo hay có được cuộc sống tốt hơn của các cá nhân trong xã hội đó.

Nghiên cứu này cung cấp kết quả về ảnh hưởng của toàn cầu hoá đến tiến triển xã hội ở Việt Nam phản ánh qua việc làm và thu nhập của cá nhân và hộ gia đình.

Hình 1 Việc làm theo ngành kinh tế, tăng trưởng và Chia sẻ trong GDP

Về việc làm

Dựa trên những thay đổi về cấu trúc ngành, đặt biệt là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ từ tác động của toàn cầu hoá, nhiều dự đoán khả quan về tính tiến triển xã hội được đưa ra, với kỳ vọng Việt Nam sẽ chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dựa trên nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Lực lượng lao động được dự kiến sẽ dịch chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, song song với kỳ vọng lao động phổ thông sẽ tiến triển đến việc làm có tay nghề cao.

Trái với dự đoán, nghiên cứu này chỉ ra rằng: mặc dù thị trường lao động của Việt Nam đang chuyển động, tuy nhiên sự chuyển động lại không theo một xu hướng rõ ràng. Phân bố về lao động làm chủ và làm công ăn lương vẫn không thay đổi trong năm 2004 và 2008. Vì vậy, “Toàn cầu hoá” không thực sự tạo nên tiến triển xã hội về việc làm.

Bên cạnh đó, phân bố lao động trong các ngành đều như nhau. Trong khi lao động trong ngành công nghiệp ít ổn định điều này cho thấy ngành công nghiệp chưa thật sự đủ mạnh để duy trì ổn định qua các cuộc khủng hoảng và ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

Ngoài ra, việc phân tích các đặc điểm tiến triển xã hội cho thấy rằng hầu hết những người lao động duy trì tay nghề của họ mà không có sự tiến bộ rõ rệt. Chỉ có một số ít lao động thủ công trở thành lao động phi thủ công.

Hình 2: Tiến triển về lao động từ 2004-2008

Kết luận về tác động của toàn cầu hoá đến tiến triển xã hội về lao động là không có nhiều thuyết phục. Tính tiến triển về lao động là mơ hồ và kém năng động hơn dự kiến từ những diễn biến kinh tế vĩ mô của toàn cầu hoá.

Về thu nhập

Một phần dịch chuyển của cơ cấu nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp không có tác động tích cực lên tiến triển xã hội.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự chuyển dịch về ngành gây ra tác động không đáng kể, việc mở rộng phạm vi giáo dục và đại học cũng cho thấy rằng không đóng góp cho các hộ gia đình cải thiện vị trí của mình trong phân phối về thu nhập. Trong trường hợp tốt nhất nó chỉ đóng góp cho việc làm giảm đi khả năng suy giảm của vị trí gia đình trong phân phối thu nhập.

Tuy nhiên, sự thay đổi của đầu tư nông nghiệp tự cung tự cấp đặc biệt là từ sản xuất giá trị thấp sang sản xuất nông nghiệp có giá trị vừa mang lại tác động tích và mạnh mẽ trên tính di động về thu nhập. Điều này cho thấy rằng, những thay đổi cơ cấu kinh tế đang bắt đầu có tác động tích cực đối với các hộ gia đình.

Thu nhập từ mở rộng giáo dục và đại học trái với mong đợi cũng không tạo ra một tiến triển xã hội cao hơn. Kết quả nghiên cứu này nhấn mạnh rằng nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng và các ngành công nghiệp và dịch vụ vẫn còn quá kém phát triển để cung cấp các cơ hội mạnh mẽ để cải thiện vị trí tương đối của các hộ gia đình. Tuy nhiên, điều quan trọng là sản lượng và việc làm của ngành nông nghiệp ít chịu từ suy thoái kinh tế trong năm 2008.

Không có bằng chứng cho một sự thay đổi trong thị trường lao động theo hướng tăng việc làm công ăn lương có tay nghề cao trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Cũng như thế với hộ gia đình “tiến triển về lao động” không góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình, đồng thời cũng không phải là thu nhập từ các ngành công nghiệp hay dịch vụ quan trọng hơn so với thu nhập từ hoạt động nông nghiệp. Vì vậy, việc cải thiện tình hình thu nhập của các hộ gia đình vẫn theo mô hình truyền thống.

Kết luận:

Tại Việt Nam toàn cầu hoá không thực sự gây ra tác động mạnh mẽ trong tiến triển xã hội phản ánh qua việc làm và thu nhập của cá nhân và hộ gia đình. Bên cạnh đó, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng và các ngành công nghiệp và dịch vụ vẫn còn quá kém phát triển để cung cấp các cơ hội cho việc cải thiện vị trí tương đối của các hộ gia đình trong xã hội.

>> Biến đổi khí hậu làm giảm 50% diện tích trồng cà phê trên thế giới

Phương Huỳnh

Phương Huỳnh

Cùng chuyên mục
XEM