'Chảy máu' vốn đe dọa các nền kinh tế mới nổi
Các nền kinh tế mới nổi đang phải đối mặt với tình trạng "chảy máu" vốn nghiêm trọng nhất kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ.
Nội dung nổi bật:
- Những gam màu xám nổi lên chiếm vai trò chủ đạo trong bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế các nước đang phát triển. Dòng vốn đầu tư giờ đây có xu hướng quay trở lại các nền kinh tế phát triển để tìm kiếm sự an toàn.
- Trong nửa cuối năm 2014, 15 nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới đã chứng kiến tình trạng "chảy máu" vốn đầu tư nghiêm trọng nhất kể từ năm 2009 khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ.
- Các nước như Brazil, Nga, Colombia hay Malaysia phụ thuộc quá nhiều vào hàng hóa xuất khẩu, trong khi những nước như Thái Lan, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ vay nợ quá mức. Thực tế này khiến nền kinh tế các nước đang phát triển rất dễ bị tổn thương, nhất là khi phải đối mặt với nhiều rủi ro.
Nguy cơ suy thoái, tình trạng lạm phát kéo dài và khủng hoảng tài chính đang trực tiếp đe dọa nền kinh tế Brazil. Trong khi đó, ở Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng chậm lại và giá bất động sản giảm mạnh đã đẩy hơn 1.000 mỏ khai thác quặng sắt đến chỗ sụp đổ về tài chính.
Còn tại Nga, nhiều người dân cũng đã chuyển sang tiết kiệm bằng đồng USD. Tình cảnh cũng không mấy sáng sủa tại các nền kinh tế đang phát triển nhỏ hơn. Nguồn thu ngân sách của nhiều nước ở tiểu vùng Sa mạc Sahara đang giảm đáng kể trong khi nợ công tăng nhanh. Các quốc gia vùng Vịnh, vốn phụ thuộc vào lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu dầu thô, phải gánh chịu thiệt hại nặng nề khi giá dầu giảm một nửa chỉ trong vòng 6 tháng qua.
Những gam màu xám nổi lên chiếm vai trò chủ đạo trong bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế các nước đang phát triển. Dòng vốn đầu tư giờ đây có xu hướng quay trở lại các nền kinh tế phát triển để tìm kiếm sự an toàn.
Trong nửa cuối năm 2014, 15 nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới đã chứng kiến tình trạng "chảy máu" vốn đầu tư nghiêm trọng nhất kể từ năm 2009 khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ.
Đồng USD mạnh đã khiến đồng nội tệ ở những thị trường mới nổi lâm vào cảnh khốn đốn, và giới đầu tư hết sức hoang mang trước những tin đồn về việc Mỹ siết chặt chính sách tiền tệ. Giá tiêu dùng ở mức thấp lại càng đẩy tốc độ tăng trưởng GDP tại các nước đang phát triển "xuống dốc" nhanh chóng.
[Xem thêm] USD áp trần, NHNN có “phá giá” cam kết của Thống đốc Bình?
Theo đánh giá của giới phân tích, tất cả những xu hướng này đã làm "lộ sáng" một thực tế khá phũ phàng rằng nợ công tại các nền kinh tế mới nổi đang "phình" ra với tốc độ và quy mô không ai ngờ tới. Khi nhà đầu tư ngoại rút vốn và chuyển hướng kinh doanh, thì ngay lập tức, thị trường tài chính của những nước này phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Nhà chiến lược về thị trường mới nổi Maarten-Jan Bakkum thuộc tập đoàn dịch vụ tài chính ING cho rằng các nước như Brazil, Nga, Colombia hay Malaysia phụ thuộc quá nhiều vào hàng hóa xuất khẩu, trong khi những nước như Thái Lan, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ vay nợ quá mức. Theo ông Maarten-Jan Bakkum, thực tế này khiến nền kinh tế các nước đang phát triển rất dễ bị tổn thương, nhất là khi phải đối mặt với nhiều rủi ro.
Việc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chấm dứt chương trình nới lỏng định lượng (QE) mua vào trái phiếu đã gây chấn động trên thị trường tài chính toàn cầu và ảnh hưởng tiêu cực đến các nền kinh tế đang phát triển. Thiếu vốn đầu tư, các nước đang phát triển không có tiền để thanh toán nợ, giải quyết tình trạng thâm hụt ngân sách và triển khai những dự án cơ sở hạ tầng quan trọng.
Tình trạng "chảy máu" vốn đầu tư sẽ tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng GDP năm 2015. Theo dự báo của hãng nghiên cứu kinh tế vĩ mô Capital Economics, tốc độ tăng trưởng GDP tại các thị trường mới nổi sẽ giảm từ 4,5% năm 2014 xuống 4% năm 2015. Kinh tế Nga có nguy cơ chìm sâu vào suy thoái trong khi Brazil tiếp tục phải vật lộn với nhiều vấn đề nan giải và Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề do thị trường bất động sản "đóng băng".
Ông Bakkum cho rằng trong giai đoạn Mỹ duy trì lãi suất thấp, các nước đang phát triển đã đón nhận những luồng vốn đầu tư dồi dào từ thị trường tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, giờ đây mọi việc đã thay đổi. Theo ING, chỉ trong 6 tháng cuối năm 2014, giới đầu tư đã chuyển khoảng 392 tỷ USD ra khỏi 15 nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới.
Nếu xu hướng này tiếp tục diễn ra trong quý I và II của năm 2015, thì tổng thiệt hại mà các thị trường mới nổi phải gánh chịu có thể chạm mức trong khủng hoảng tài chính 2008-2009. Nguồn vốn đầu tư như huyết mạch giúp các nước đang phát triển tạo thêm công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và mang lại niềm hy vọng cho người dân.
Vì thế, khi dòng vốn "chảy máu" nghiêm trọng, các nước sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề, không chỉ đơn thuần thuộc lĩnh vực kinh tế mà còn cả xã hội.
>> Các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng chậm
Theo Lê Phương