2015, Trung Quốc vẫn là "công xưởng của thế giới"

20/03/2015 08:49 AM |

Sự thống trị của Trung Quốc (TQ) trong vai trò "công xưởng của thế giới" vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng.

Nội dung nổi bật:

- Giá nhân công giờ đây đã không còn là lợi thế của TQ khi mức sống tối thiểu đã tăng lên trong 3 thập niên qua... Tất cả các yếu tố này khiến nhiều nhà kinh tế cho rằng viễn cảnh hàng hóa giá rẻ "made in China" tràn lan trên khắp thế giới như những năm vừa qua có lẽ sẽ không còn.

- Thực tế, TQ sẽ tiếp tục có 3 lợi thế đáng gờm trong sản xuất: Chi phí sản xuất thấp, Vị thế "công xưởng của châu Á" và nước này đang ngày càng trở thành một thị trường tiêu thụ lớn của cả thế giới

- Việt Nam, Indonesia và Campuchia nổi lên như những đối thủ cạnh tranh về chi phí sản xuất với TQ. Nhưng ASEAN còn nhiều việc phải làm trước khi tạo ra một thị trường duy nhất cho nhiều hàng hóa và dịch vụ phức tạp giống như quy mô của TQ hiện nay.


Theo dữ liệu của The Economist, năm 1990, TQ sản xuất chưa đầy 3% sản lượng hàng hóa toàn cầu. Hiện nay, trên quy mô toàn cầu, TQ sản xuất khoảng 80% máy lạnh, 70% điện thoại di động và 60% giày dép..., trở thành "công xưởng của thế giới" khi sản xuất một nửa số hàng hóa trên thế giới.

Tuy nhiên, tốc độ sản xuất của TQ đang chững lại khi đối mặt với gia tăng chi phí nhân công, khiến các nhà đầu tư nước ngoài phải di chuyển nhà máy tới các thị trường có lao động rẻ hơn, tạo điều kiện cho các thị trường mới nổi như Ấn Độ, châu Phi và Nam Mỹ trở thành những "công xưởng" thay thế.

Trước sự mở rộng của hàng hóa "made in China", càng ngày sẽ có nhiều hàng rào thuế quan được dựng lên để ngăn chặn cơn lũ hàng giá rẻ của TQ. Bên cạnh đó, năng lực sản xuất của TQ cũng đang bị thu hẹp do kinh tế phát triển chậm lại, giảm xuống mức thấp nhất trong 18 tháng qua. Mức sống của người dân TQ đã tăng đáng kể so với cách đây vài thập niên, đòi hỏi những hàng hóa chất lượng tốt hơn, thay thế hàng nội địa bằng hàng nhập khẩu.

Giá nhân công giờ đây đã không còn là lợi thế của TQ khi mức sống tối thiểu đã tăng lên trong 3 thập niên qua... Tất cả các yếu tố này khiến nhiều nhà kinh tế cho rằng viễn cảnh hàng hóa giá rẻ "made in China" tràn lan trên khắp thế giới như những năm vừa qua có lẽ sẽ không còn.

Mặc dù vậy, thực tế, TQ sẽ tiếp tục có ba lợi thế đáng gờm trong sản xuất. Đầu tiên là chi phí sản xuất thấp, thậm chí ngay cả khi TQ sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng cao hơn. Theo Ngân hàng Thế giới, giá trị nhập khẩu nguyên liệu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của TQ đã giảm từ mức đỉnh 60% vào giữa năm 1990 xuống còn khoảng 35% hiện nay.

Một phần là do TQ đẩy mạnh việc tự cung cấp nguyên liệu, cải thiện cơ sở hạ tầng và tự động hóa để nâng cao năng suất theo chiến lược "Made in China 2025". Sức mạnh thứ hai của TQ nằm ở vị thế "công xưởng của châu Á".

Khi tiền lương tăng lên, một số lĩnh vực sản xuất chi phí thấp dịch chuyển sang các thị trường khác, chủ yếu chuyển đến các trung tâm sản xuất ở Đông Nam Á. Samsung, Microsoft, Toyota và các công ty đa quốc gia khác cắt sản xuất tại TQ và thay vào đó là Myanmar và Philippines. Tuy nhiên, chiến lược dịch chuyển này chỉ là củng cố một chuỗi cung ứng khu vực với TQ làm trung tâm.

Lợi thế thứ ba là TQ đang ngày càng trở thành một thị trường tiêu thụ lớn của cả thế giới. Khi chi tiêu và nhu cầu của người tiêu dùng TQ phát triển, các nhà sản xuất TQ có lợi nhuận cao hơn từ marketing và dịch vụ khách hàng. Đồng thời, nhu cầu của thị trường 1,4 tỷ dân tại đại lục thu hút các chuỗi cung ứng khắp châu Á.

 

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) có khả năng cạnh tranh với TQ về chi phí sản xuất. Thực tế thị phần xuất khẩu giày dép vào Mỹ của TQ đã giảm từ 87% năm 2009 còn 79% năm ngoái. Việt Nam, Indonesia và Campuchia nổi lên như những đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này. Nhưng ASEAN còn nhiều việc phải làm trước khi tạo ra một thị trường duy nhất cho nhiều hàng hóa và dịch vụ phức tạp giống như quy mô của TQ hiện nay.

Các thị trường đang phát triển khó có thể cạnh tranh được với công xưởng TQ. Bởi vì các nước này thiếu một nền kinh tế lớn có thể đóng vai trò là hạt nhân của một nhóm khu vực. Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ đã đưa các doanh nghiệp Mexico vào chuỗi cung ứng Bắc Mỹ, nhưng không phải là những doanh nghiệp ở Trung và Nam Mỹ.

Các rào cản thương mại cao có nghĩa là Tây Âu sẽ không giúp Bắc Phi theo cách mà nó đã giúp Trung và Đông Âu. Ngành sản xuất định hướng xuất khẩu trong quá khứ sử dụng một số lượng lớn lao động phổ thông. Nhưng hiện nay, tiến bộ công nghệ đã giúp doanh nghiệp sử dụng ít lao động hơn.

Xuất khẩu vẫn còn con đường chắc chắn nhất để thành công cho các thị trường mới nổi. Cạnh tranh trong thị trường toàn cầu là cách tốt nhất để tăng năng suất. Nhưng các nước này sẽ phải dựa vào một số công cụ phát triển, không chỉ sản xuất, mà bao gồm cả nông nghiệp và dịch vụ. Ngành dịch vụ công nghệ thông tin của Ấn Độ cho thấy những gì có thể đạt được bằng lao động tay nghề cao.

Một mô hình phát triển như vậy đòi hỏi nhiều yếu tố tinh tế hơn là chỉ cạnh tranh về chi phí sản xuất. Vì vậy, nếu chỉ chờ đợi sẽ thay thế "công xưởng thế giới" TQ bằng chi phí thấp sẽ là thất bại thấy trước.

>> Yahoo chính thức rút khỏi Trung Quốc

Theo Lam Hồng

Cùng chuyên mục
XEM