Thế hệ Z đang thay đổi cách thức kinh doanh mua sắm tại Việt Nam ra sao?

09/10/2017 15:58 PM | Xã hội

Những người tiêu dùng này được cho là sẽ dẫn dắt thị trường trong thời gian tới khi bắt đầu tham gia thị trường lao động và tiêu tiền nhiều hơn.

Đã có những nghiên cứu cụ thể về thế hệ Z (sinh năm 1995-2010) tại Việt Nam cho thấy với 14,4 triệu dân. Thế hệ này chi tiêu khoảng 2,5 triệu đồng/tháng. Và những người tiêu dùng này được cho là sẽ dẫn dắt thị trường trong thời gian tới khi bắt đầu tham gia thị trường lao động và tiêu tiền nhiều hơn.

Những nghiên cứu khảo sát cũng chỉ ra rằng nhóm người trẻ này có thời gian sử dụng internet 16 giờ mỗi tuần, cao nhất trong các thế hệ người tiêu dùng. Do đó việc nắm bắt các kênh bán hàng trực tuyến là không thể thiếu.

 Tuy nhiên nếu chỉ tập trung vào trực tuyến là chưa đủ. Thế hệ Z có thói quen tìm hiểu thông tin trên mạng nhưng để đưa ra quyết định cuối cùng thì sẽ đến trực tiếp cửa hàng. Thé nên các mô hình bán hàng đa kênh rất quan trọng.

Theo chia sẻ của ông Thue Quist Thomsen, Giám đốc Decision Lab, nếu nhìn vào những nghiên cứu sẽ nhận thấy họ có một số đặc điểm khá thú vị: "Họ không thích dành thời gian ra ngoài và điện thoại di động trở thành nguồn sống của họ. Trung bình thế hệ Z có tổng thời gian dùng điện thoại 3 giờ mỗi ngày, nhiều hơn thế hệ X, Y.

Họ được sinh ra trong thế giới số, tiếp cận thông tin đầy đủ, ranh giới giữa thế giới thực và thế giới ảo không rõ ràng nên họ cũng sẽ hoài nghi hơn. Vừa phụ thuộc cuộc sống trên mạng nhưng cũng hoài nghi về nó. Điều này khiến các công ty đau đầu để hiểu khách hàng của mình và chọn ra kênh bán hàng phù hợp".

Thế hệ Z đang thay đổi kinh nghiệm mua sắm và là thử thách với các công ty. Chuyên gia này cho biết những người trẻ này thích giao tiếp bằng điện thoại hơn là trực tiếp nên nhiều cửa hàng lớn cũng phải xây dựng kênh online để tương tác với khách hàng của họ.

"Vấn đề ở đây không phải là bạn bán hàng gì mà là khách hàng của bạn ở đâu, họ dùng công cụ gì. Do đó bạn phải xây dựng hồ sơ khách hàng, đưa nó lên Facebook, Zalo, Snapchat, Instagram,… hay bất cứ nền tảng nào mà khách hàng của bạn có mặt. Nhiều nhãn hàng còn sử dụng cả Emoji chứ không phải đơn giản như dòng thông báo trước đây", giám đốc Decision Lab phân tích.

Thế hệ Z đang thay đổi cách thức kinh doanh mua sắm tại Việt Nam ra sao? - Ảnh 1.

Điều này cũng khá trùng hợp với một khảo sát về hoạt động ưa thích của giới trẻ do Epinion thực hiện. Theo đó những hoạt động ưa thích lần lượt của họ gồm: Đọc tin tức trên Facebook, Nghe nhạc trực tuyến, Nghe nhạc, Trò chuyện qua ứng dụng nhắn tin, Tìm kiếm và xem các video trên Youtube,… Và 64% thế hệ Z lấy thông tin về thương hiệu/sản phẩm trên Facebook hay mạng xã hội.  

Về lời khuyên cho các doanh nghiệp muốn hướng tới các khách hàng trẻ này, ông Thomsen cho rằng thế hệ Z dễ thay đổi và những người kinh doanh nên nên thích ứng với điều đó. Vấn đề không phải là online hay offline mà vấn đề là bạn có nhiều kênh để tiếp cận khách hàng. Ví dụ với kênh online, offline cũng phải là một phần như Lazada kinh doanh cũng phải có offline là chuyển hàng, chuyển tiền. Hay như ở Mỹ bạn bán iphone trực tuyến nhưng cũng cần offline để trải nghiệm sản phẩm vấn đề là lết hợp cả 2 kênh bán hàng online và offline.

Việc thế hệ Z đang thay đổi cách thức mua sắm buộc các công ty thương mại điện tử phải thiết lập các cửa hàng truyền thống có chức năng hỗ trợ giao dịch trực tuyến và ngược lại các hệ thống bán lẻ phải có kênh thương mại điện tử để trở thành đa kênh không chỉ diễn ra tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM