'Thành phố ma' ở Trung Quốc hồi sinh ngoạn mục sau khi Samsung bỏ đi khiến hàng nghìn người thất nghiệp, phòng trọ, nhà hàng hoang lạnh

08/10/2021 10:03 AM | Kinh doanh

Sau khi Samsung đóng cửa nhà máy 120.000 m2, người dân thành phố Trung Quốc này tưởng sẽ không còn kế sinh nhai.

Những ngày này, Li Dong đang bận rộn trang trí nhà hàng thịt nướng mới của mình nằm ở phía bắc Đồng bằng sông Châu Giang. Nơi đây đang sôi động trở lại hai năm sau khi Samsung đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại thông minh đã hoạt động ở đó gần ba thập kỷ.

Quyết định chuyển khu phức hợp của gã khổng lồ điện tử Hàn Quốc vào tháng 10/2019 đã tàn phá cộng đồng Jinxinda ở thành phố Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông. Đây cũng là nhà máy sản xuất điện thoại thông minh cuối cùng của Samsung tại Trung Quốc.

Các doanh nghiệp lân cận - từ cửa hàng đến nhà hàng xung quanh đều đóng cửa, giá bất động sản địa phương lao dốc không phanh.

"Tám trong số 10 phòng ở đây trống vào thời điểm đó và tất cả chúng tôi đều than vãn rằng người dân địa phương và sinh kế của họ sẽ bốc hơi nếu không có nhà máy của Samsung", Li nói. "Nhưng bây giờ bạn có thể thấy hàng chục nhà hàng vừa và nhỏ đang mở ở đây".

Những chủ nhà ở địa phương cũng đang chuẩn bị cho sự xuất hiện của hàng nghìn công nhân.

Nhà máy rộng 120.000 m2 từng là nơi đặt các hoạt động của Samsung vẫn ở đó, nhưng logo màu xanh khổng lồ của công ty đã được thay thế bằng biểu tượng của TCL Tonly - một nhà cung cấp dịch vụ sản xuất Trung Quốc trong ngành sản phẩm nghe nhìn. Đây chính là công ty con của Tập đoàn điện tử tiêu dùng khổng lồ của Trung Quốc là TCL Group sử dụng hơn 75.000 nhân viên trên toàn cầu.

Thành phố ma ở Trung Quốc hồi sinh ngoạn mục sau khi Samsung bỏ đi khiến hàng nghìn người thất nghiệp, phòng trọ, nhà hàng hoang lạnh - Ảnh 1.

Nhà máy Samsung cũ đã có biển hiệu công ty mới.

Một tấm băng rôn khổng lồ màu đỏ, dài hàng chục mét, nổi bật với dòng chữ: "Chính thức đi vào sản xuất từ ​​ngày 5/7. Hiện đang tuyển dụng nhiều vị trí khác nhau".

Gần 4 tháng đi vào sản xuất, công ty này vẫn tiếp tục tuyển dụng.

"Chỉ cần khỏe mạnh, bạn có thể bắt đầu làm việc cho nhà máy vào ngày mai", một phụ nữ tuyên bố, hy vọng sẽ thu hút được những người nộp đơn ứng tuyển. "Đã có 2.000 công nhân ở đây, và chúng tôi cần nhiều hơn nữa - người dọn dẹp, nhân viên nhà bếp, người trông kho, người kiểm tra chất lượng, công nhân".

Việc nhà máy Samsung rời Huizhou diễn ra vào thời điểm cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra gay gắt dưới thời cựu tổng thống Mỹ Donald Trump. Chính sách thương mại thời đó muốn tìm cách làm cho chuỗi cung ứng toàn cầu ít phụ thuộc vào Trung Quốc như công xưởng của thế giới.

Hai năm trôi qua, dưới thời Tổng thống Joe Biden cùng đại dịch Covid-19 và các yếu tố khác như giá nguyên liệu thô cao ngất ngưởng cũng đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành sản xuất của Trung Quốc.

Tuy nhiên, tốc độ dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc chậm hơn đáng kể so với dự kiến, và Trung Quốc đã tận dụng khoảng trống này để tìm kiếm nhiều cơ hội hơn trong thương mại và đối ngoại.

Theo Liu Kaiming, người đứng đầu Viện Quan sát Đương đại nói rằng xu hướng chuyển đổi địa điểm sản xuất sẽ tiếp tục trong dài hạn, nhưng với tốc độ và động lực chậm hơn nhiều.

"Mặc dù các khách hàng là các thương hiệu đa quốc gia sẽ yêu cầu các nhà cung cấp chuẩn bị ít nhất hai cơ sở sản xuất trong tương lai - một ở Trung Quốc và một bên ngoài Trung Quốc - nhưng tác động của đại dịch đã giữ chân chuỗi cung ứng toàn cầu và dường như chưa có hồi kết".

Mặt khác, trong bối cảnh bùng nổ tự động hóa đang diễn ra, chi phí lao động chỉ chiếm chưa đến 10% tổng chi phí trong hầu hết các ngành công nghiệp ở Trung Quốc và tác động tâm lý của thuế quan cũng đã giảm đáng kể, theo Liu.

Tất cả những yếu tố này đang làm chậm xu hướng di dời khỏi Trung Quốc và họ sẽ tiếp tục làm như vậy cho đến khi cuộc đối đầu chính sách lớn tiếp theo một lần nữa buộc các khách hàng phương Tây phải chọn lại.

Tháng trước, nhà cung cấp Foxconn của Apple đã gấp rút thuê thêm 200.000 công nhân tại khu phức hợp sản xuất rộng lớn ở thành phố Trịnh Châu, miền Trung Trung Quốc để sản xuất những chiếc iPhone mới nhất.

Nguồn: SCMP

Phương Linh

Từ khóa:  samsung
Cùng chuyên mục
XEM